phần 9
TÓM TẮC CÁC TRIỀU ĐẠI VUA CHAMPA
***Triều đại thứ nhất
-192 - 230 Sri Mara (Khu Liên)
-230-270:???
-270 – 282
(Phạm Hùng )
- 283 – 336 Phạm Duật
***Triều
đại thứ hai
-336 – 349 Phạm Văn
-349- 380:Bhadravarman( Phạm Phật )
-380 – 413 DRAMAMAHARAJA (Phạm Hồ Đạt Fan houta)
-413- 419 Bhadravarman (Phạm Tu Đạt)
-Gangajai (Địch Châu)
***Triều
đại thứ ba
-420 -421:Phạm Dương Mại 1 (fan yang mai)
-421 – 445:Phạm Dương Mại thứ 2 (wen ti)
-Khoảng 455– 472:Phạm Thần Thành hiệu:
DEVANIKA
- 484 – 491: Phạm Đang Căng Thuần ( KHMER
Cướp ngôi)KIEOU TCHEOU LO
- 491 – 498 Phạm Chư
Nông
-502 - 510 Phạm Văn Tẩn Fan wen kuoan
-510 – 514 Detavarman (Phạm Thiên Khởi)
-526 – 527 Vikrantavarman (Bật Tồi Bật Ma
- Cao Thức)
***Triều
đại thứ tư: thời kỳ quá độ giữa Lâm Ấp và Vương quốc Chăm Pa
-529 – 572 Rudravarman
- 605 – 629 sambhuvarman (Phạm Phan Chí)
- 640 – 645 Kandharpadjarma (Phạm Đầu Lê)
- 645 - ? Bharadharma (Phạm Trấn
Long)
-Bhadrecvaravarman
-Kandarpadharma
-Prakacadharma
-663 – 679 Vikrantavarman
- 686 – 731 Vimantavarman II
-749 Rudravarman II
***Triều
đại thứ năm: Pânduranga
-khoảng 757-770: Prithivîndravarman
-khoảng 774-780: Satyavarman
-khoảng 793-803: Indravarman
-khoảng 801-817: Harivarman
-khoảng 820-850: Vikrântavarman III
***Triều
đại thứ sáu: Bhrigu
- 854-898: Indravarman II
-898-903: Jaya Simhavarman I
-903-905:Jaya Saktivarman
-905-910: Bhadravarman II
-918-
959: Indravarman III (hồi giáo)
-971-982: Paramesvara Varman I (Bê Mị Thuế)
-982: Indravarman IV
-983-986: Lưu Kế Tông (CƯỚP NGÔI)
-988: Indravarman V
***Triều
đại thứ bảy: Indrapura
-991-999: Vijaya Shri Harivarman II (Băng
vương la Huệ)
-999-1007: Po Alah (Yan Pu Ku Vijaya Shri) (Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi).
-khoảng 1010: Harivarman III ( sri
harivarmadeva)
-1018-1021: Parasmesvara Varman II
-1021-1030: Vikranta Varman II
-1030-1044: Po-Tik (Jaya Simhavarman II)
(sạ đẫu)
***Triều
đại thứ tám: Vijaya
-1044-1060: Jaya Paramesvara Varman I (Ứng
Ni)
-1060-1061: Bhadra Varman III
-1061-1074: Rudra Varman III ( Chế cũ)
***-Triều
đại thứ chín: Sud
-1074-1080: Harivarman IV
-1080-1081: Jaya Indravarman II
-1081-1086: Paramabodhisattva
-1086-1113: Jaya Indravarman II (lên ngôi
lần thứ hai)
-1113-1129: Harivarman V
-1139-1145:Po-Sulika (Jaya Indravarman III
)
-1145-1147: Phó vương Harideva (thuộc đế
quốc Khmer)
-1147-1166: Jaya Harivarman I ( Chế bi la
but)
-1166-1167: Jaya Harivarman II
-1167-1190: Jaya Indravarman IV
-1190-1191: Surya Jayavarman tại Vijaya
-1191-1192: Jaya Indravarman IV tại
Pandurang
-1192-1203: Surya Jayavarman (lên ngôi lần
thứ hai)
-1203-1220: Thời kỳ trực thuộc đế quốc
khmer
-1220-1252: Jaya Paramesvara Varman II (sri
ajiang)
-1252-1257: Jaya Indravarman V
-1257-1285: (Jaya Indravarman VI )
-1285-1307: Po-Depitathor (Jaya Simhavarman III) ( Chế Mân )
-1307-1313: Jaya Simhavarman IV (Chế Chí)
-1313-1318: Chế Năng
-1318-1342: Che Anan (Chế A Năng)
-1342-1360:Tra Hoa Bo-De (TRÀ HOA BỒ ĐỀ)
-1360-1390: Po Binasor (Che Bonguar) ( Chế Bồng Nga)
-1390-1400: Simhavarman VI (La Khai tức La
Ngai)
-1400-1441: Jaya Indravarman VII (Ngauk
Klaung)
-1441-1446: Vijaya (Bí Cai)
-1446-1449: Maha kilai (Ma Ha Quí Lai )
-1449-1458: Po-Parichanh (Maha-vijaya) (Ma
Ha Quí Do)
-1458-1460: Po Kathit (Maha
banla tranguyet)(Bàn La Trà nguyệt )
-1460-1471 Po KaPrah (Maha banla
tratoan)(Bàn La Trà Toàn)
***Thời kỳ suy
tàn: 1471-1696: Thời kỳ đất nước bị chia cắt. Triều đại Po
là phiên thuộc của Việt nam
-1471-1494- Po
Trì Trì Jayavarman Mafoungnan
-1494-1530-Po
Kabih
-1530-1536-Po
Krut Drak
-1536-1541-Po
Maha Sarak
-1541-1553-Po
Kunarai
-1553-1579-Po
At
-1579-1603-Po
Klong Halau
-1603-1613-Po
Nit
-1613-1618-Po
Chai Paran
-(1618-1622)Po
Ehklan
-(1622-1627) Po
Klong Menai (Mahataha)
-(1627-1651) Po
Rome
-(1651-1653) Po
Nraup– Bà Tấm
-(1653-1659)Po Thot
- 1659-1692- Po
Sout
- 1693-1728- Po
Saktiray daputih Kế Bà Tử
-1696-1728: Po
Saktirai da putih
-1728-1730: Po Ganvuh
da putih
-1731-1732: Po
Thuttirai
-1733-1734: không có vua
-1735-1763: Po
Rattirai
-1763-1765: Po Tathun
da moh-rai
-1765-1780: Po
Tithuntirai da paguh
-1780-1781: Po
Tithuntirai da parang
-1782: không có vua
-1783-1786: Chei Krei Brei
-1786-1793: Po Tithun
da parang
-1793-1799: Po Lathun
da paguh
-1799-1822: Po Chong
Chan
-1832: Bị xác nhập hoàn toàn vào việt nam
-1832-1835: Ja Thak Wa (cuộc khởi nghĩa cuối cùng)
C- CHAMPA TRONG MẮT CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO CỔ
Biển champa
Nằm ở vị trí trung độ trên con đường giao lưu quốc tế đông-tây, Trung Quốc
với Ấn Độ và xa hơn, tới Địa Trung Hải, Đông Nam Á sớm trở thành một đầu mối mậu
dịch hàng hải quốc tế. Từ đầu công nguyên, những con thuyền của cư dân trong
vùng, thuyền của người Ấn, người Hoa cùng với nền văn hóa của họ đã thường
xuyên qua lại vùng Đông Nam Á. Trên con đường giao lưu đó, Champa chiếm lĩnh một
trong những vị trí quan trọng và thuận lợi nhất. Các cảng của Champa đóng vai
trò như những cảng cuối cùng trước khi những con thuyền vượt qua vịnh Bắc Bộ
vào vùng biển Trung Hoa và là nơi dừng chân đầu tiên khi từ Trung Quốc đến
Malacca, Vịnh Thái Lan hay gần hơn là tới vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông mà
7 thế kỷ đầu công nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Có thể thấy hầu hết các tuyến
đường biển đến Trung Hoa hay từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ đều rẽ qua các cảng biển
Champa. Từ một đầu mối giao thông quan trọng, bờ biển Champa đã sớm trở thành một
đầu mối giao thương, nơi trao đổi sản vật và sản phẩm với những thuyền bạn bè
qua lại. Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1000. Trong khoảng thời
điểm đó, Người Chăm rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa
với các nước như Trung Quốc, Nusantara ( Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay)
và nước Abbasiah ở Baghdad (Bát Đa- xứ 1001 đêm).Vào khoảng năm 800, người Chăm
được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo
ông Tan Sri Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein,chủ tịch hội nhà văn Malaysia
gọi tắt là (GAPENA) có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc
thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận
chuyển quan trọng của người Chăm. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của
đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở
Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với
tên Biển Champa.
Người Chăm “có cái nhìn về biển đúng đắn, biết
tham dự và dấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế “, tận dụng những lợi
thế đó để phát triển vương quốc của mình thành một cường quốc trong khu vực. Hoạt
động thương mại biển đã góp phần quan trọng vào quá trình tồn tại và phát triển
của vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ
XV.Quan hệ thương mại của vương quốc Champa từ nửa cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV
Trong suốt quá trình phát triển của mình, vương triều Vijaya đã dày công xây dựng
các mối quan hệ với các quốc gia vùng hải đảo. Vương quốc Champa ngày càng dự
nhập mạnh mẽ vào sự phát triển chung của lịch sử khu vực. Những mối quan hệ được
dày công xây dựng, một mặt nhằm củng cố vị thế của Champa đối với lịch sử khu vực,
mặt khác tạo ra những tiền đề thuận lợi để Champa mở rộng thương mại và dự nhập
ngày càng mạnh mẽ hơn vào nền hải thương khu vực, nhằm bù lấp cho những thiếu hụt
của nền kinh tế trong nước.Các vua Chăm rất có ý thức trong việc buôn bán với
người nước ngoài, tạo điều kiện lợi dụng và trọng dụng họ. Sau khi Quảng Đông bị
phá hủy (758), việc làm ăn với thương nhân người Hoa gặp khó khăn. Trên thực tế,
từ 877 đến 951, Champa không có quan hệ bang giao gì với Trung Quốc vì sự hỗn
loạn cuối thời Đường. Trong thời gian đó, họ kịp thời mở của làm ăn với thương
nhân Hồi giáo Arập đang ngang dọc khắp thế giới Đông-Tây. Khi Quảng Đông được mở
cửa lại dưới triều Hậu Chu (951-959) và sau đó
là triều Tống (960 –1279), vua Đồng Đường liền xúc tiến lại mối quan hệ giữa
hai nước thông qua những nhà buôn Hồi giáo ở Panduranga. Người Hồi giáo là những
người quản lý của khu buôn bán ở Panduranga. Những thương nhân Hồi giáo này đã
có những liên hệ mật thiết với Vương triều Champa, được tiếp xúc thường xuyên với vua
Chăm và được vua Chăm trọng dụng. Những bằng chứng mà P.Y.Manguin (1979) đã đưa
ra cho thấy, trong những người thuộc đoàn sứ giả Champa sang Trung Quốc vào năm
951 và những năm sau đó, có người mang tên bắt đầu bằng chữ Pu hay Bu biến âm từ
chữ Arập Abu. Năm 958, người đại diện chính thức của vua Champa là người Hồi
giáo có tên là Abu Hasan (P’s Ho San ). Ông đã thay mặt vua Chăm là Indravarman
III (917-960) tặng hoàng đế Trung Hoa nước hoa hồng, cây đèn “ngọn lửa Hy Lạp “
và những viên đá quý. Năm 961, Abu Hasan trở lại Trung Hoa mang theo thư của vị
vua mới là Java Indravarman I, kèm theo những tặng phẩm được liệt kê ra như gỗ
trầm, ngà voi, vải lụa... và đặc biệt có 20 hũ Arập. Tất cả những tặng phẩm
trên có những thứ là của Champa, nhưng nhiều tặng phẩm như “nước hoa hồng“,
”đèn Hy Lạp “ là hàng của Arập thì chắc chắn là sản phẩm thương mại được các
thương nhân Hồi giáo Arập đem đến trao đổi ở các cảng Chăm. Đó đều là những sản
phẩm thương mại có được từ các thương cảng của Champa .Về những mặt hàng buôn
bán xuất khẩu của Champa trong thời kỳ này, chúng ta có thể tham khảo các loại
hàng hóa đã được trao đổi và mua bán tại cảng -thị Hội An và các cảng–thị khác ở
miền Trung như Thanh Hà (Thừa Thiên- Huế ), Nước Mặn, Thị Nại (Bình Định )...
trong các thế kỷ XVII-XVIII; vì sự phồn vinh của các cảng–thị này đương thời có
thể được xem như sự tái sinh của các cảng - thị Champa vào những thế kỷ trước
đó. Về các loại sản vật ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI có thể tham khảo
trong Ô Châu Cận Lục : “... ngà voi, sừng tê, trầm hương, bạch ngọc hương, tô
nhủ hương, biện hương, thổ cẩm trắng, thổ cẩm xanh, da trâu, nhựa thông, sừng
trâu, da hươu, nhung nai, da hươu cái, lông đuôi chim công. Lông đuôi chim trĩ,
hồ tiêu, mật ong, sáp vàng, dây mây ...” .Những loại sản vật này, mà phần lớn đều
là lâm sản nên có thể được xem là những đặc sản của Champa vào những thế kỷ trước
đó, được thu nhập bởi cư dân miền ngược rồi đem trao đổi với cư dân miền xuôi.
Điều đó cho thấy mối liên hệ khá chặt chẽ giữa các vương triều Champa với các tộc
người miền núi mà sợi dây liên kết có lẽ là những dòng sông chảy từ thượng nguồn
ra biển rất phổ biến ở miền Trung Việt Nam . Việc giữ mối liên hệ bền chặt
và lâu dài giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi đảm bảo cho
vương quốc Champa có thể duy trì được một sự cân bằng tương đối trong việc phát
triển kinh tế, giữa kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Điều
này còn có ý nghĩa hơn nữa khi chúng có thể đảm bảo những sản phẩm thương mại
cho vương quốc Champa, để Champa có thể duy trì những mối quan hệ thương mại,
buôn bán với các quốc gia trong khu vực.Các nhà nghiên cứu đã giải thích hệ thống
chính trị - kinh tế của vương quốc Champa theo một mô hình được gọi “hệ thống
trao đổi ven sông“. Theo mô hình này, ”hệ thống trao đổi ven sông“, có một vùng
duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại, thường tọa lạc ở một cửa
sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch hải thương quốc tế và là điểm kết nối giữa
các của sông khác của các vùng lân cận. Cũng có những trung tâm thượng nguồn,
đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có nguồn gốc từ những nơi
ở xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng mà các dân cư sống
trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thượng nguồn không họp chợ. Sau đó nguồn
hàng này được tập kết về các trung tâm ở ven biển.Mỗi Mandala có riêng một hệ
thống trao đổi ven sông như vậy.Biên niên sử Trung Quốc từ thời kỳ Bắc Tống
(960-1127) đã chỉ ra rằng vào cuối thế kỷ X đã hình thành những tuyến đường biển
nối liền những địa điểm cư trú vùng biển ở quần đảo Phi-lip-pin, bờ biển Bắc của
Đảo Borneo và Champa. Tống sử cho biết rằng vào năm 977, nhà cầm quyền Brunei
đã gửi quà biếu đến đế chế Trung Hoa và sứ giả của phái đoàn thông báo với triều
đình của đế chế rằng May-i (đảo Midoro) cách Borneo một khoảng 30 ngày đi thuyền.
Năm 1003, phái đoàn được ghi lại sớm nhất mang quà biếu của Phi-lip-pin đi đến
Trung Quốc từ Butuan. Tống sử mô tả chính thể này ở đông bắc Mindanao
như là “một đất nước nhỏ trong biển ở phía Đông của Champa, xa hơn May-i, có
quan hệ thường xuyên với Champa nhưng rất hiếm khi với Trung Quốc. Nhiều thế kỷ
sau, hàng hóa thương mại được chuyên chở từ miền Trung Việt Nam dọc theo tuyến phía
Bắc của Borneo, như được chứng minh bởi lô hàng trên con tàu Pandanan, ở phía
Tây Nam Phi-lip-pin.Chúng ta không tìm ra được những bằng chứng về mối quan hệ
trực tiếp giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc, ít ra cho đến đầu nhà Minh. Nhưng với
Champa thì thường xuyên và khá độc đáo. Dường như Champa đã đóng vai trò độc
quyền trong quan hệ với Phi-lip-pin một thời gian dài (từ trước thế kỷ X đến
XIII ). Do đó, thương mại và cống nạp của Phi-lip-pin đến được Trung Quốc là
thông qua Champa. ”Con đường của đồ gốm thương mại Quảng Đông có lẽ từ Trung Quốc
tới Champa và rồi tới Butuan”. Champa đóng vai trò trung gian là trạm trung
chuyển đồ gốm giữa Trung Quốc với những miền định cư ở rìa phía Đông của biển
Nam Trung Quốc như Ma-i, đảo Borneo và BuTuan.
William Scott cũng đã đưa ra những cứ liệu lịch sử để minh chứng cho nhận xét của
Peter Burns và Roxanna Brown, trên cơ sở những ghi chép của Tống Sử: “Đoàn triều
cống đầu tiên đến Trung Quốc dường như đi từ Buutan ngày 17-3-1001”. Năm 1007,
Butuan thỉnh cầu với Hoàng đế Trung Hoa để được nhận một vị trí tương tự như
Champa, nhưng lời thỉnh cầu bị từ chối với lý do là Butuan ở dưới trướng
Champa. Chỉ vào khoảng thế kỷ XIII thì con đường liên hệ trực tiếp LuZon và Fujian mới trở nên phổ
biến, trước đó tất cả các việc buôn bán với Trung Quốc đều đi bằng con đường của
Champa. Nhiều khả năng, những con thuyền chạy trên vùng biển Butuan-Champa là
thuyền của Champa, bởi trong thời kỳ này nghề đóng thuyền và đi biển của Champa
đã rất phát triển và thủy thủ Champa là những người dày dạn kinh nghiệm. Chămpa
đã lợi dụng vị trí trung gian của mình giữa Phi-lip-pin và Trung Hoa để xúc tiến
những hoạt động thương mại.Biển Champa có thể được xem là “sân chơi” của các tộc
người Malayo Polynésien. Dấu vết của sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những vùng
đất đai mà ngay nay người Mã Lai vẫn đang nấm quyền sở hữu, cụ thể là tiểu bang
Kelantan của Malaysia .
Sự nổi tiếng về thông thương qua lại giữa Champa và Malaysia lúc bấy giờ mạnh đến nổi
khiến vùng đất này (bang Kelantan) được gọi là “ nơi dừng chân của Chepa”. “
Chepa” ở đây là Champa phát âm theo giọng địa phương của người
Kelantan-Pattani. Vua Trà Hoa Bồ Đê (1342-1360) Ông thuộc vương triều thứ
12,Triều đại thứ 9,đóng đô ở thành Vijaya(Đồ bàn,bình định).Ông chủ trương xây
dựng kinh tế, hòa hoãn với đại việt và khmer.Vương quốc ông trị vì trải dài từ
dãy hoàng liên sơn phía bắc ,nam giáp đến Đồng nai ngày nay.Đông giáp biển cham
pa(biển đông), tây giáp tây lào.Kinh tế phát triển dựa vào nguồn đánh bắt thủy
sản,nền nông nghiệp trồng lúa nước( giống lúa chiêm:ngắn ngày, chịu hạn,trồng 2
vụ/1 năm nổi tiếng đông nam á,)sản suất gốm sứ sa huỳnh,điêu khắc,công nghiệp
sx đồng, đồng thau phát triển rực rỡ,đội tàu thuyền hùng mạnh,quản lí một vùng
biển chăm pa(biển đông)rộng lớn 3.500.000km2, cung cấp hàng hóa cho một vùng
rông lớn Đông á,ấn độ dương và ba tư,nổi tiếng với trầm hương, ngà voi,hồ tiêu,
thổ cẫm, yến sào, đồ mồi và ngọc trai Xuất khẩu.Đội tượng binh hằng ngàn voi trận
thiện chiến đánh lui các cuộc xâm lược của khmer và đại việt xâm lấn bờ
cõi(Majumdar 1985: III, 4-8; 21-26).Cũng như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á
khác trong lịch sử, Champa đã chủ động dự nhập mạnh mẽ vào hệ thống
thương mại khu vực để bù lấp những thiếu hụt của nền kinh tế nước mình, biến tiềm
năng kinh tế bên ngoài thành bộ phận kinh tế quan trọng của mình. Có thể thấy rằng
Champa có những mặt hàng có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường Trung
Quốc và Tây Á. Champa với các thế mạnh của mình về vị trí địa lý,đội tàu thuyền
hùng hậu, cũng như những mặt hàng thương mại có giá trị, không những đã trở
thành một trạm trung chuyển hàng hóa (Entrepôt)cho các thị trường lớn trên thế
giới, mà còn là nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng cho nền thương mại khu vực
và thế giới.Hoạt động thương mại thực sự trở thành một thế mạnh và là nền tảng
cho toàn bộ nền kinh tế Champa. Một nguồn hàng bí mật mà người Chăm thu mua từ
Butuan (Phi-lip-pin) suốt nhiều thế kỷ mà các thương nhân Trung Hoa không hề
hay biết. Vương quốc Champa đã có thể giấu Trung Quốc vị trí chính xác của Butuan.
Champa muốn giữ bí mật vì đây là nơi sản xuất vàng có quy mô lớn và rất quan trọng.
Những cuộc khai quật ở Butuan đưa ra được những bằng chứng về việc sản xuất
vàng trên quy mô lớn, cả vàng thường và vàng thau, đã cho phép chúng ta thấy
Champa là một nguồn vàng bí mật mà Trung Quốc không biết. Những mối liên hệ và
quan hệ thương mại giữa Champa và Butuan chắc chắn đã có trước ít nhất là từ thế
kỷ X.Với việc khai thác tối đa những nguồn lợi vốn là thế mạnh của mình, cùng với
việc dự nhập mạnh mẽ vào luồng thương mại khu vực và quốc tế, Champa trong một
thời gian dài trở thành một cường quốc thương mại trong khu vực, đóng vai trò
là một trung tâm liên vùng – trung tâm thu gom và phân phối hàng hóa với chức
năng trung chuyển giữa trung tâm liên thế giới với các vùng nam Á, Tây á, trung
đông một thời huy hoàng. Có lẽ chúng ta hãy nên trả lịch sử về cho lịch sử “ Biển
champa”. Và những đứa con Melayo-polynesian(cụ thể là sắc dân Chăm)luôn tự hào
về tên gọi này .
Gốm sứ và tháp champa -Vijaya (Bình định) từ thế kỷ X-XV
Từ đỉnh núi MAHA giáp ranh giữa xã nhơn thành và phù cát(
bình định), nhìn xuống về hướng tây, ta như thấy ẩn hiện đâu đó thành cổ Đồ Bàn
trong nắng hoàng hôn.Dòng sông kôn lưỡng lề uống quanh những cánh đồng lúa xanh
rờn.Phía bắc thành đồ bàn là tháp Phú lốc, phía tây thành là tháp cánh tiên và
phía nam xa xa là tháp bánh ít.(Phía đông thành có lăng Võ Tánh và Ngô Tùng
châu.) Gần chân thành này có 2 con voi đá và 2 con sư tử đá đang trầm mặc với
thời gian.
Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành
Gốm Champa,mà đỉnh cao là gốm Bình Định thế kỷ
X- XV, ngay từ dáng vẻ độc đáo, sắc men thâm trầm của nó đã chứa đựng ẩn ngữ
của tâm hồn, là một lời mời gọi, hướng vọng đến những kẻ tha nhân cất bước,
sống trọn một hành trình,hướng vọng của những linh hồn đồng điệu.Vậy mà phần hồn
rất đỗi thân thương ấy, từ lâu nay, đã chẳng được các bậc thức giả chú ý. Cứ
nghĩ đến nền nghệ thuật Champa, người ta nghĩ ngay đến những đền tháp (kalan)
nguy nga, huyền diệu còn sót lại đó đây hay chỉ là phế tích chìm sâu trong lòng
đất từ Ngũ Quảng đến Bình Thuận, đến những đường nét chạm khắc “ thần thái
nguyên sơ lung linh từng khuôn mặt, lửa bật ra từ những khối săn dòn” (Trần Kỳ
Phương). Gốm Champa, mộc mạc mà thô phác, suốt mấy thế kỷ, lặng lẽ và im lìm
trong lòng đất hay lưu lạc đến những xứ miền xa xôi nào đó, trong tấm lòng trân
trọng mà vẫn còn là bí mật, kể từ nguồn gốc, đối với các sưu tập gia thế giới.
Có một phần linh hồn Chàm ẩn khuất trong từng dáng gốm, màu men, nét vẽ, có một
phần của đất và nước “ xứ trầm hương” hóa thân thành những tác phẩm nghệ thuật,
mang tải linh hồn của một dân tộc.Nếu có nhắc đến gốm Champa, người ta lại chỉ
nghĩ đến truyền thống nung ngoài trời với lò di động hay kiểu nung chấy củi ở
ngoài trời, những sản phẩm thô không men thời tiền Vijaya hay tận bây giờ còn thấy
ở Bàu Trúc (Bình Thuận), để rồi từ đó, có người đâm ra nghi ngờ chủ nhân Champa
của những lò gốm ở Bình Định thế kỷ X- XV.Gốm Champa giai đoạn Bình Định thế kỷ
X- XV, sẽ còn là bí mật nếu không có những hoạt động tích cực, những ghi nhận
đầu tiên của các nhà khảo cổ học miền Nam lúc đó (nhóm Nguyễn Bá Lăng, Nghiêm
Thẩm... thuộc Viện Khảo cổ học Sài Gòn) vào đầu thập kỷ 70 và tiếng nói khẳng
định nguồn gốc Chăm của nó trong luận văn “ Giám định niên đại gốm Đông Nam Á (The
ceramics of South- East Asia- their dating and indentification) mười năm
sau đó của Roxana Brown. Nhưng những phát hiện đó cũng nhanh chóng đi
vào quên lãng. Phải đến thập kỷ 90, với những cuộc khai quật khảo cổ học tiến
hành ở Bình Định các nhà khảo cổ học trong nước và sau đó, với sự hợp tác của
các đồng nghiệp Nhật Bản, đã tiến hành đào thám sát rồi khai quật khu Gò Sành,
phát hiện thấy lò gốm ở đây thì vấn đề nguồn gốc và chủ nhân Chăm của chúng mới
được khẳng định chắc chắn. Từ đây, những ẩn ngữ của gốm - một trạng thái của
linh hồn Chàm mới cất tiếng:
Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than
Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn
Lừng lửng đưa nơi rộn rã tiếng từ quy Đây chiến địa đôi bên giao trận
Muôn cộ hồn tử sĩ thét gầm vang
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm uất hận
Xương Chàm tuôn rào rạo nỗi căm hờn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn
Lừng lửng đưa nơi rộn rã tiếng từ quy Đây chiến địa đôi bên giao trận
Muôn cộ hồn tử sĩ thét gầm vang
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm uất hận
Xương Chàm tuôn rào rạo nỗi căm hờn
Gốm Champa giai đoạn này phát triển cực thịnh, song trùng với bước thiên di lớn
của dân tộc Champa, cất bước từ đô thành Trà Kiệu, theo tiếng gọi “ hướng vào
Nam”, đóng đô mới trên mảnh đất Bình Định “ không đồng khô cỏ cháy, năm dòng
sông chảy, sáu dãy non cao, biển Đông sóng vỗ rạt rào” (ca dao), mở ra một giai
đoạn cực thịnh, thấm đẫm vinh quang và nước mắt của cả một dân tộc. Một trăm
năm chinh chiến với Khmer để giành độc lập dân tộc, cuộc kháng chiến hợp lực
với Đại Việt để chống quân xâm lược Nguyên Mông, và sự bành trướng của đại
việt... Từ những thế kỷ đau thương, từ cuộc sống thấm đẫm vinh quang và tủi
nhục, thăng hoa lên thành nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phong cách Bình
Định (tháp Mẫm). Để rồi đến cuối thời kỳ Vijaya, khi đã giành được độc lập dân
tộc, khi vương quốc Champa đã dần dần thịnh trị và phát triển toàn diện về mọi
mặt, các mối quan hệ bang giao trong và ngoài khu vực đã mở ra, trên cơ sở sự
cần cù và khéo léo của bàn tay người thợ Chăm, gốm Champa đột biến, đạt được
thành tựu quan trọng, từ ứng dụng vươn lên thành nghệ thuật.Một giai đoạn cực
thịnh của gốm Champa, vào nửa sau thời kỳ Vijaya, mới được khám phá. Dẫu cho
đến nay, đã và đang có những ý kiến nghi ngờ về chủ nhân Champa của những lò
gốm này, sự nghi ngờ chỉ căn cứ đơn thuần vào một số nét khác biệt có tính tìm
tòi so với bản sắc văn hóa gốm sứ của người Champa. Những sản phẩm có xương gốm
đục xám với màu men đơn sắc hay đa săc ấy, một mặt cho ta thấy, đã kế thừa
truyền thống gốm Sa Huỳnh vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên, đã được phủ
một lớp men chì nhẹ lửa tuy chưa bóng, cũng như gốm Champa giai đoạn trước mà
các cuộc khai quật, chẳng hạn ở Trà Kiệu, đã tìm ra đặc trưng của nó... Sự kế
thừa đó, thể hiện qua một số điểm về kỷ thuật, tạo dáng và trang trí cũng như
loại hình đặc trưng Champa. Mặt khác có sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật là
kết quả của những ảnh hưởng từ các trung tâm gốm khác (mà các sản phẩm của
chúng đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm khảo cổ trên đất Chăm xưa) cũng như sự
sáng tạo về nghệ thuật của chính các thế hệ nghệ nhân Champa xưa.Con sông Kôn
uốn quanh đồng bằng Bình Định như chiếc cầu nối liền các trung tâm sản xuất
gốm: Trường Cửu (Nhân Hòa- An Nhơn), Lệ Nghi (Nhân Mỹ-
An Nhơn), Gò Sành (Nhân Hòa- An Nhơn), Cây Ké và Gò
Hời (Tây Vinh- Tây Sơn) với vùng nguyên liệu và tiêu thụ thông qua thương
cảng Thị Nại, vươn dài trong và ngoài phạm vi “ xứ Trầm Hương”. Một
trong những nét độc đáo của gốm Chăm là dù đã dùng đất sét trắng (kaolin) có
sẵn trong khu vực làm nguyên liệu, nhưng dường như quá e ngại với sắc trắng
không màu vô bản sắc và vô tình ấy, người thợ Chăm đã pha thêm đất sét đỏ, bã
thực vật và cát với tỉ lệ thích hợp vừa tạo độ sâu cho sắc gốm, vừa tăng độ bền
cho sản phẩm. Những sản phẩm gốm ấy, được nghệ nhân Chăm tạo tác qua bàn tay sử
dụng thành thạo bàn xoay, làm cho gốm có độ mịn cao, độ dày của xương gốm đều,
dáng rất cân xứng, sự hòa điệu của sắc men thâm trầm, dáng gốm thô mộc mà thanh
nhã đã tạo dáng vẻ kỳ diệu. Cộng thêm vào đó là men, những sắc men đa dạng với
nhiều sắc độ: men xanh nhạt, xanh xám, xanh xám đậm, xanh phớt xám, vàng nhạt,
vàng nâu, vàng chanh, nâu sẫm, nâu nhạt, đen xám, đen sẫm, đen nhạt, trắng ngà,
trắng đục, trắng sữa. Men được phủ lên, đơn sắc hay đa sắc, đâu chỉ ở các sản
phẩm gốm dân dụng mà cả ở một số vật liêu kiến trúc bằng gốm sứ. Trên cơ sở sự
đa dạng về loại hình và kích cỡ, bàn tay tài hoa của người thợ Chăm thao tác
với bình, lọ, chậu, ấm, nồi, chén, bát, đĩa, cốc... những tác phẩm mỹ thuật như
tượng, phù điêu trang trí và cả ở vật liệu xây dựng. Họ vẽ chìm lên xương gốm
rồi phủ men lên đó. Những nét vẽ mảnh mai, phóng khoáng, dù là vạch vào thân
gốm hay múa bút trên men, một lớp men dày, đều và màu không ổn định đã tạo ra
một dáng vẻ độc đáo riêng. Các dạng đề tài trang trí khá đơn giản gồm hoa văn
sóng nước, hoa lá, cánh sen, hoa cúc, hoa dây, một số hình ảnh rồng, chim, thú,
mặt kala, maraka, tạo cho gốm một phong cách Chăm đậm đà. Riêng tai Gò Sành,
kiểu hoa văn in khuôn, trên nền men đơn sắc với hai màu chủ đạo là xanh ngọc
ngả xám và vàng cháy phổ biến hơn, không có gì độc đáo hơn sự pha màu tự nhiên
của sắc men và xương gốm, của tạo dáng và trang trí. Tất cả, tạo thành dáng vẻ,
vừa lạ lẫm, vừa gần gũi,thô mộc mà ấm áp, chứa đầy bí ẩn tự một cõi linhchỉ có
thể cảm nhận và khám phá.Gốm, đó là nghệ thuật chơi với lửa. Lửa thăng hoa đất
thành linh hồn. Những lò nung gốm Champa độc đáo đã được khám phá, cho thấy có
khác biệt với lò rồng (phía Bắc). Điều dễ thấy là lò hình ống được xây dựng rất
lớn cho phép nung được nhiều sản phẩm. Tường lò dày, có tác dụng giữ nhiệt cao,
làm bằng nguyên liệu tại chỗ. Các hệ thống cửa đốt, cửa tiếp lửa, hệ thống thóa
khí và thông gió đã được hoàn chỉnh. Những yếu tố có tính kỹ thuật này cho phép
tạo ra những sản phẩm gốm đạt chất lượng cao, độ cứng tốt. Tại lò Cây Mận đã
phát hiện một kiểu đốt lửa độc đáo: lửa đốt từ bầu lò, dẫn qua ống, phả lên
trần lò, có khả năng giữ nhiệt đều, ít gây bụi bám cho sản phẩm. Kĩ thuật vốn
vô hồn, nhưng ở đây, kĩ thuật đã thăng hoa cho nghệ thuật. Qua lửa ẩn hiện cả
một thế giới hồn của đất và nước champa.Đặt gốm Chăm-pa ở Bình Định thế kỷ XIV-
XV vào lịch sử chung của truyền thống gốm Chăm-pa cho thấy đây là thời kỳ phát
triển rực rỡ nhất và được công nhận về giá trị không thua kém các trung tâm
khác đương thời. Dấu tích gốm Bình Định tìm thấy ở malaysia
,philippin ,indosia Trung Cận Đông... đã chứng minh cho sự công nhận ấy. Việc
khẳng định chủ nhân Chăm cho các trung tâm sản xuất gốm này là có cơ sở, căn cứ
vào sự khu biệt giữa lò ở đây và lò phía Bắc, kiểu dáng, men và kĩ thuật trang
trí mang rõ đặc trưng Chăm, trong đó có một số sản phẩm thuần Chăm. Tuy nhiên,
khi mà vào thế kỷ X- XV, với sự giao lưu mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa trong và
ngoài khu vực, chắc chắn gốm Champa có chịu ảnh hưởng của các trung tâm khác
như gốm Sungkalok (Sukhothai- Thái Lan), đặc biệt là ảnh hưởng của kĩ thuật gốm
men nâu phía Bắc Việt Nam. Sự hỗ tương văn hóa bao giờ cũng tạo ra những điều
kỳ diệu.Nhìn những sản phẩm gốm thô phác, giản dị như chính hơi thở của trời và
biển, ta chìm đi trong vẻ đẹp nguyên sơ của đất và lửa, của sự kết hợp tính vật
chất và trừu tượng, của những nét chạm khắc ẩn chứa sức sống di truyền của cả
một dân tộc. Đó là vẻ đẹp độc đáo, khác với cái cầu kỳ, sang trọng của gốm sứ
Tàu, khu biệt với vẻ giản dị, chắc khoẻ, phóng khoáng, đầy chất dân dã của gốm
Việt. Những sản phẩm có xương gốm nặng đục, dày ẩn qua một màu men tiến dần đến
đơn sắc, u trầm như một điệu Nam
ai hơi oán, mang trong nó màu của cỏ cây, của đất và nước, của những con người
Chăm-pa trầm nhã mà cuồng say ẩn chứa. Cái đẹp khỏe khoắn, cuồng say ấy, họ đã
phổ vào trong điêu khắc, trong những vũ điệu Chàm mang “ tiết tấu biển cả” (chữ
của GS Cao Xuân Phổ), một trong ba yếu tố chính hợp thành truyền thống Đông
Sơn. Đặc biệt đến thời kỳ Vijaya, những ngọn tháp Chăm ngự trên đỉnh đồi, thu
mình trong ngôn ngữ của hình khối, vươn mình lên thành những mũi giáo, những
nét vươn cao của các tầng diềm mái, như chính là sự khẳng định bản lĩnh của dân
tộc mình. Còn nét trầm nhã- u buồn của linh hồn Chàm, họ đã biểu hiện qua gốm
mà mỗi sản phẩm là một thế giới bí mật của những giấc mơ về cái đẹp mà chỉ
những ai biết lắng lòng mình lại trước thường tại của cuộc đời, để cả đời mình
hòa điệu mới có căn duyên để lắng nghe ẩn ngữ của gốm, tiếng nói của một mảnh
linh hồn Chàm. Không chỉ là tiếng vọng của quá khứ mà chính là hiện tồn trong
thực tại, bởi gốm Champa đã đi trọn một hành trình từ đất qua lửa, được thổi
tâm hồn bằng bàn tay của người nghệ nhân Chàm vô danh. Gốm cất bước vào đời như
một tiếng nói vượt thắng qua không gian và thời gian, qua những biên giới hữu
hạn của cuộc đời. Gốm Champa đẹp, cái đẹp nguyên sơ và giản dị như đất, như
chính những linh hồn Chàm thâm trầm mà dâng trào một sức sống mãnh liệt qua
nắng và gió để dựng xây một trong những nền văn minh rực rỡ nhất Đông Nam Á.Từ
gốm và qua gốm cho thấy ở giai đoạn Vijaya, người Chăm đã tiếp cận đến đỉnh cao
trong sáng tạo nghệ thuật, trình độ thưởng thức và sáng tạo những giá trị văn
hóa. Bởi vậy, bên cạnh vẻ đẹp rực rỡ của phong cách Tháp Mẫm với ngôn ngữ hình
khối chắc khỏe trong kiến trúc, vẻ chững chạc, gân guốc trong điêu khắc đạt đến
đỉnh cao vào nửa đầu giai đoạn Vijaya, thì gốm và những trung tâm sản xuất gốm
ở Bình Định thế kỷ X- XV, đỉnh cao của nghệ thuật gốm Champa cũng phải được xem
như một thành tựu của nghệ thuật Chăm, hợp thành phong cách Bình Định độc đáo
của thời kỳ nghệ thuật đẳng trung (art secondaire) trong nền nghệ thuật
Chàm, đáng lưu tâm, sưu tập, bảo tồn và nghiên cứu. Giá trị của chúng cùng với
những đền tháp “ lở lói với thời gian” sừng sững trong ánh chiều tà Bình Định,
là một phần cuộc sống của dân tộc Chăm còn hiển hiện và nó “ sẽ mãi mãi là một
trong những cái cao quí nhất mà nhân loại đã tưởng tượng ra để được tha thứ cho
cái tội đã lỡ sinh trên kiếp trần này”.Hiện có 14 công trình kiến trúc tập
trung tại 8 địa danh như: Bánh Ít; Dương Long; Hưng Thạnh; Cánh Tiên; Phú Lốc;
Phú Thiện; Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra còn có 4 tòa thành cổ gồm Thị Nại,
Đồ Bàn, Nhơn Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những
phế tích của tháp Champa như giếng cổ hình vuông; rắn Naga; trụ văn bia; tượng
thần điểu Garuda; phù điêu Lăng Ông; tượng tu sĩ; khu mộ cổ,đều được phát hiện
tại Bình Định. Trong tất cả các cổ vật phát hiện được, đáng chú ý là di vật
tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn, thuộc thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn.
Những cư dân ở đây trong lúc đang canh tác đã phát hiện bức tượng chôn sâu dưới
lòng đất và đã đào lên đem hiến cho chùa. Dân địa phương gọi là chùa “Phật
lồi”. Ở Quy Nhơn hiện vẫn còn dấu vết các lăng mộ cổ của người Champa tại xã
đảo Nhơn Châu. Lịch sử Champa từ thời hoàng kim đến lúc suy vong đã trải dài
trên 2000 năm đã lưu lại cho hậu thế hàng chục ngôi cổ tháp với những kiểu kiến
trúc, chạm trỗ độc đáo, bí hiểm.Ở khu vực duyên hải miền Trg hiện có trên 19
khu tháp với hơn 40 ngôi thấp cổ lớn nhỏ.Huyền thoại về con tàu chở kho báu
Champa??? Ch. Lemire đã mô tả các tháp cổ Champa được phân bố ở tỉnh Bình Định
trong tác phẩm “Les Tours Kiames de la Province de Binh Dinh” (Sài Gòn 1980)
như sau: “Trong các tháp có các tượng, rất có thể chúng bằng vàng hoặc bằng
bạc, có mắt bằng ngọc và răng bằng kim cương. Chúng đã bị lấy mất ngay từ đầu.
Những tượng bằng đá có thể bị lấy đi ngay sau đó. Người ta đã đào các bức tượng
để bóc gỡ các tranh thánh đã được gắn vào đó. Các tháp Bạc (người Việt Nam quen gọi là
tháp Bánh Ít) phô bày hàng loạt công trình đáng lưu ý, phần lớn các tượng đều
bằng vàng hoặc bằng đá thếp vàng. Tượng cuối cùng che vòm đã được mang sang
Pháp năm 1886. Gần 80 tấn đá chạm được dành cho Bảo tàng Lyon
đã được tàu Mêkông chuyển về Pháp dưới sự coi sóc của Tiến sĩ Maurice. Tàu
Mêkông bị đắm ở Hồng Hải và những người Somalis tưởng rằng đã tìm thấy kho báu
nên đã đem vào bờ một số lớn những hòm nặng này, nhưng họ chỉ tìm thấy đá và
đá…”Bức màn bí mật bao quanh số phận của con tàu Mêkông đã thách đố các nhà
khoa học, giới săn lùng cổ vật và cả những kẻ hiếu kỳ hơn 100 năm. Trong số
những người tìm cách sở hữu kho báu trên tàu Mêkông có giáo sư Robert Stenout
(Pháp) và sau hơn 30 năm mày mò nghiên cứu ở hàng trăm thư viện, sở lưu trữ văn
khố, các hải cảng, nhiều hãng tàu biển… Đến tháng 10.1995, R.Stenout đã khoanh
vùng một cách chính xác vị trí mà tàu Mêkông bị đắm tại mũi Guadaqui ở biển
Hồng Hải. Theo R.Stenout, Mêkông là một con tàu lớn được thiết kế với hai chức
năng chở khách và chở hàng nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến sự thanh nhã
của nó. Những năm đầu thế kỷ, do còn hạn chế về kỹ thuật, hành trình Đông
Dương-Pháp là một hành trình dài, mất nhiều ngày, nên Mêkông được xây dựng, bài
trí hoàn hảo, sang trọng và nguy nga như một cung điện di động trên mặt biển.
Chuyến tàu viễn dương định mệnh của tàu Mêkông vào năm 1906 chở theo 180 sĩ
quan thủy thủ, 66 hành khách cùng với rất nhiều tấn cổ vật bằng và và một
khoang bí mật chứa đầy hàng mà theo khảo sát ban đầu của đội thợ lặn thuộc tàu
Scorpio do thuyền trưởng Campell chỉ huy (tàu Scorpio là con tàu mà Stenout sử
dụng trong cuộc khai quật của mình) thì hàng trăm nghìn thoi vàng có trong
khoang hàng bí mật này như huyền thoại về Mêkông đã lan truyền là có thật.Tuy
nhiên, chỉ vài ngày sau khi định vị được tàu Mêkông và kho báu bí mật thì nước
có chủ quyền trên vùng lãnh hải mà tàu Mêkông bị đắm đã xảy ra một cuộc nội
chiến khốc liệt, việc thu hồi kho báu trên tàu Mêkông đành dừng lại…kho báu mà
tàu Mêkông có n/vđưa về Pháp chủ yếu được thu gom trên khu vực Vijaya từ Q.Nam
đến B.Thuận và chắc chắn đây chưa phải là kho báu duy nhất của Champa.Theo một
truyền thuyết thì trên chóp đỉnh của Tháp Đôi, cụm tháp gồm hai chiếc nằm ở TP.
Quy nhơn có 2 quả cầu lớn làm bằng vàng ròng. Cả hai khối vàng này đã bị các
thủy thủ người da trắng của một chiếc tàu châu Âu đến cướp đoạt và mang xuống
tàu sau một cuộc tấn công chớp nhoáng. Người Champa cổ không quá đề cao giá trị
của vàng và sử dụng chúng với khối lượng lớn một cách khá phổ biến trong các
công trình kiến trúc đền tháp của mình. Có thể lý giải rằng đó là do dân tộc
này được tạo hóa ưu đãi quyền sở hữu nhiều mỏ vàng có trữ lượng phong phú. Vàng
được đem đi đúc tượng thần để thờ, đúc phù điêu và dát lên các tượng thờ để
trang trí… Truyền thuyết cũng cho biết rằng người Champa sau khi dựng tượng vàng
ở các đền tháp thường quét lên thân tượng một lớp sơn đặc chế. Kho báu Champa
được nhắc đến từ khá lâu bởi các nhà khoa học Pháp. Kho báu cuối cùng, nơi lưu
giữ những gì còn lại của Vương triều Champa đã được đề cập trong tác phẩm Un
Royaume Disparu – Les Chams et Leur Art-1923 (Pháp). Sự giàu có đầy bí ẩn của
Vương quốc Champa có thể đúng như các công trình nghiên cứu khoa học đã công
bố. Nhưng ngay cả khi sự thật không phải là như thế thì với việc thừa hưởng 14
quần thể tháp Champa cổ còn lại đến nay, có thể khẳng định rằng – Bình Định
đang sở hữu một phần kho báu của nhân loại. Ngàn năm còn một chút này…Ở Tp. Quy
Nhơn có 2 ngọn tháp đứng kề nhau, dân gian gọi là Tháp Đôi. Các tư liệu xưa còn
ghi chép Tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Vào ngày 10.7.1980, Tháp Đôi được nhà
nước xếp hạng vào danh mục những di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Tháp Đôi
được tiến hành trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào
loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa. So với các ngọn tháp khác
trong tỉnh, trong vùng Tháp Đôi không hề giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện
có. Thế nhưng các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường nầy.
Tháp Đôi xây dựng vào khoảng cuối thế XII.Cùng với di tích Tháp Đôi, chúng ta
ngược lên vùng “Tây Sơn hạ đạo”, để chiêm ngưỡng cụm tháp Dương Long.Ngày xưa
người Pháp gọi đây là “Tháp Ngà”, dân địa phương thì gọi là tháp An Chánh. Tháp
Dương Long có 3 tòa tháp cổ với chiều cao từ 29 đến 36 mét. Các hệ thống cửa
giả phần lớn đã bị sụp đổ, hư hỏng. Tuy vậy nhìn vào các tác phẩm điêu khắc còn
sót lại giúp ta liên tưởng đến những nghệ nhân Champa đã từng dày công sáng tạo
một nền văn hóa độc đáo. Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã xác định niên đại của
tháp vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ 2 được Bộ văn hóa xếp
hạng cùng lúc với Tháp Đôi Quy Nhơn. Sau hai cụm Tháp Đôi và tháp Dương Long,
là tháp “Cánh Tiên” và tháp “Bánh Ít”. Tháp Cánh Tiên được người Champa xây
dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, h.An Nhơn,
tỉnh Bình Định.Được biết vào tháng 11.2004 vừa qua, tháp Cánh Tiên đang được
Chính phủ CHLB Đức tài trợ 100.000 Euro để trùng tu, khôi phục. Theo tài liệu
của người Pháp thì tháp Cánh Tiên còn được gọi là “Tháp Đồng”, nhưng vì sao có
tên gọi nầy thì vẫn chưa xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20 mét, trông
xa giống như đôi cánh của nàng tiên trong chuyện cổ tích đang bay lên trời
xanh. Khác với các tháp Champa khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng
chất liệu đá sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc tạo cho ngôi cổ
tháp một dáng vẻ độc đáo.Khác với “Cánh Tiên”, cụm tháp“Bánh Ít” có đến 4 tòa
tháp lớn nhỏ khác nhau. Gọi là tháp Bánh Ít bởi vì khi đứng xa trông cụm tháp
giống như những chiếc bánh ít lá gai-một sản vật thường thấy trong các dịp cúng
lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là “Tháp Bạc”. Tất cả đều nằm
trên một đỉnh đồi thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách TP. Quy
Nhơn khoảng 20 km. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa,
hình voi, hình các vị thần linh. Kiểu trang trí làm cho ta có cảm giác như đang
lạc vào thế giới thần bí của người Champa cổ xưa. Cũng tại Bình Định còn có
tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hòa (Tuy Phước) Người dân ở đây kể lại rằng: thôn
Bình Lâm là nơi có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến đây khai phá mở
mang vùng đất phì nhiêu này. Trong hệ thống tháp Champa Bình Định, thì tháp
Bình Lâm là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.Một cụm di tích khác có tên là
tháp Thủ Thiện, còn gọi là “Tháp Đồng” hiện đang tồn tại ở xã Bình Nghi (Tây
Sơn) nằm bên Quốc lộ 19. Năm 1995 ngọn tháp nói trên được xếp hạng di tích Nhà
nước. Tuy vậy, cũng giống như các cụm di tích tháp Champa khác ở Bình Định,
ngọn tháp Thủ Thiện hiện đang bị đổ nát nghiêm trọng. Nhiều di tích, cấu trúc
của ngọn tháp đã bị thời gian và con người phá hủy. Di tích cuối cùng được xếp
hạng cùng lúc với tháp Thủ Thiện là tháp Phú Lốc .Người Pháp đặt tên là “Tháp
Vàng”. “Phú Lốc” nằm giáp giới giữa 2 huyện An Nhơn và Tuy Phước. Tháp nằm trên
đỉnh một quả đồi cao 76 mét so với mực nước biển. Ngọn tháp đã bị đổ nát khá
nhiều, tuy vậy nhìn một cách tổng quát vẫn thấy được dáng vẻ bề thế, uy nghi
của một công trình kiến trúc cổ. Ngoài 7 cụm tháp ở Bình Định đã được Nhà nước
xếp hạng, hiện nay vẫn còn một số di tích tháp cổ khác chỉ còn chân đế, hoặc đã
bị sụp đổ do người dân đào bới tìm vàng, trong đó có tháp “Hòn Chuông” ở huyện
Phù Cát. Ngôi tháp này cùng nhiều tháp Champa khác đang chờ Nhà nước trùng
tu.Có thể nói rằng, 8 cụm tháp với tổng số 14 tòa tháp cổ còn lại trên đất Bình
Định được xem như một loại tài sản vô giá mà lịch sử đã ban tặng cho miền Trung
nước ta. Những bí ẩn về tháp Champa mặc dù đã được tìm hiểu nghiên cứu từ cả
chục năm nay, tuy vậy cũng chỉ là những nghiên cứu bên ngoài. Chúng ta tin rằng
còn khá nhiều điều kỳ lạ, nhiều huyền thoại lý thú cần làm sáng tỏ.
GIỚI THIỆU CÁC THÁP CHAMPA
Kế thừa văn hóa Sa Huỳnh và tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Khmer, Đại
Việt,trung quốc,trung đông… cư dân Champa (tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ
XVII) trên mảnh đất ven biển Miền Trung Việt Nam (từ Quảng Bình đến Bình Thuận)
đã sáng tạo nên những công trình kiến trúc tháp độc đáo mang đậm dấu ấn bản
địa, góp phần không nhỏ cho bức tranh văn hóa Việt Nam đa dạng hơn, phong phú
hơn.Các khai quật khảo cổ năm 1927 của J. Y. Claeys cho thấy nhiều khả năng Trà
Kiệu chính là Shinhapura và là kinh đô của Champa buổi đầu. Đây cũng là vùng
quần cư lâu đời, có trình độ phát triển kinh tế – văn hóa cao của champa cổ.Các
vua Champa nối tiếp Lâm Ấp đã cho xây dựng nhiều đền tháp ở Mỹ Sơn để thờ thần
Srisana Bhadresvara.
Theo quan niệm của người Champa, đền tháp là nơi tôn nghiêm,
linh thiêng, nơi cầu đáo thần linh, người dân bình thường không được lui tới,
chỉ có những tu sỹ Bàlamôn, những người thuộc tầng lớp quý tộc Chăm mới được đến
và cử hành lễ.
Hầu hết các tháp Chăm đều xây dựng gần giống đền tháp ở Ấn Độ, Ăngkor
(Campuchia) nằm trên những ngọn núi cao, bao quanh bởi đồi núi, được che chắn,
bảo vệ bằng những thành lũy tự nhiên hiểm trở (giữa các đồi núi có thung lũng,
sông , suối…).
Đền tháp Champa thường đứng một mình (tháp Nhạn, tháp Thủ Thiện) hoặc được xây
dựng thành cụm (khu đền tháp Mỹ Sơn). Kết cấu mỗi cụm gồm một đền thờ chính
(Kalan), xung quanh có những đền nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính
(thường nằm giữa một cụm đền tháp) tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ
– là nơi hội tụ của thần linh nên được thờ một bộ Linga biểu tượng của thần
Siva. Các đền tháp còn lại có công năng khác như tháp cổng (tháp Đồng Dương),
có hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây, đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần
trông coi hướng trời, các công trình làm nơi chuẩn bị lể vật trước khi hành lễ
hoặc kho cất giữ đồ tế lễ…Những tháp phụ thường có mái hình thuyền úp, lợp ngói
hoặc ghép gạch (tháp phụ ở tháp Bánh Ít, Chiên Đàn). Đặc điểm đền thờ của người
Chăm thường không có cửa sổ, nếu tháp nào có cửa sổ thì đó là công trình phụ .
Các đền tháp thường được gia cố phần đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá
cuội, đá dâm. Tường, mái là những viên gạch và những chi tiết trang trí bằng đá
sa thạch được xếp khít với nhau, không nhìn thấy mạch vữa ở giữa. Dù thời tiết
rất khắc nghiệt nhưng hàng nghìn năm qua mà những công trình này vẩn không bị
lún, nứt hay đổ vỡ (chỉ bị sụp đổ do con người – chiến tranh, phá hủy…), không
có rong rêu bám phủ trên tường tháp (trong khi những mảnh tường gạch mới được
phục chế vào cuối thập kỷ 20 đã bị rêu bám). Cho đến nay vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào xác định được chính xác chất kết dính giữa các viên gạch hay các
chi tiết bằng đá là gì. Lueba (1923) cho rằng người Chăm đã dùng gạch mộc chồng
khít lên nhau rồi nung toàn bộ tháp. Theo Ngô Văn Doanh (1978) thì vữa là nước
cây xương rồng trộn với mật mía. Trần Kỳ Phương (1980) thì cho rằng đó là nhựa
cây dầu rái. Hoặc được xây bằng vữa đất sét rồi nung lại (Awawrzenczak và
Skibinski, 1987). Cũng có ý kiến cho tháp được xây bằng cách mài và xếp khít
gạch (mài chập) hay mài xếp phần vỏ và sử dụng vữa là bột mịn có độ nung như
gạch xây tháp trộn với nước tạo nên . Bên cạnh việc dùng nhựa cây, người Chăm
còn dùng nhớt của các loại lá cây: ô dước, bời lời, dâm bụt. Các ý kiến trên
đều có phần đúng nhưng vẫn chưa có ý kiến nào được giới khảo cổ học chấp nhận.
Một ngôi tháp thường có kết cấu 3 phần: đế, thân và mái. Theo quan niệm của
người Chăm, đế tháp tượng trưng cho đế thế giới trần tục; thân tháp tượng trưng
cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần, thoát tục để tiếp xúc
với tổ tiên và hòa nhập với thần linh; còn mái tháp thì tượng trưng cho thế
giới thần linh.
Đế tháp: thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc
bằng đá phiến to (tháp B1 ở khu đền tháp Mỹ Sơn). Xung quanh đế được trang trí
theo môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn
nhỏ, mặt quái vật (Kali), thủy quái (Makara) hay các vũ nữ, nhạc công…
Thân tháp: thường được ghép hoàn toàn bằng gạch, tường rất dày (độ dày thường
trên dười 1 mét), chiều cao ở mỗi đền tháp khác nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh
tô bằng đá. Mặt ngoài thân tháp được trang trí rất đa dạng: trụ áp tường, cửa
giả thường có hình vòm cuốn mềm mại, bên trong vòm cuốn chạm rồi các hình trang
trí, thường thấy là hình người đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp có cửa chính quay về hướng đông (hướng của thần Sấm Sét
Indra). Một số đền có cửa chính hướng tây hoặc thêm cửa hướng tây (hướng mà các
vị vua Champa thường chọn cho mình khi rời cõi trần thế để về với sự thanh
cao). Mặt tường phía trong lòng để trơn, ở những ngôi đền chính thường có một
số ô trên tường làm nơi đặt đèn. Không gian trong đền chật chội, thiếu ánh
sáng. Một đài thờ biểu tượng thần Siva (bộ Linga) đặt chính giữa nền, chiếm gần
hết diện tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để hành lễ.
Mái tháp: thường được cấu tạo nhiều tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Ở nhiều
đền tháp, tầng trên thường được mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa, các chi tiết như
tầng dưới. Môtip trang trí rất đa dạng: tượng, vật cưỡi của các vị thần trong
Ấn Độ giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử…các đường gờ, cột ốp
hay hoa văn. Tại các góc thường có mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bằng
đá hoặc gạch. Những tháp phụ, mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí
không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng, hình chóp nhọn và hình thuyền. Vật liệu làm đỉnh tháp có
khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc bằng gạch ghép lại.
-Dựa vào các yếu tố mỹ thuật trang trí trên tháp, sự thay đổi các kết cấu kiến
trúc, sự xuất hiện hay mất đi của các môtip trang trí kết hợp với tài liệu liên
quan như bia ký, thư tịch cổ,…mà các nhà nghiên cứu đã chia nghệ thuật trang
trí tháp thành các phong cách khác nhau và vạch ra quá trình phát triển tương
ứng với các thời kỳ lịch sử.
- H.Parmentier vừa dựa trên cấu trúc hình dáng vừa dựa trên môtip trang trí
chia các tháp thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I từ thế kỷ V đến thế kỷ X bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3
phong cách: nghệ thuật nguyên sơ (art primitif), nghệ thuật hình khối (art
cubique) và nghệ thuật hỗn hợp (art mixte).
+ Giai đoạn II từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng
với 3 phong cách: nghệ thuật hình tháp (art pyramidal) (thế kỷ X – XII), nghệ
thuật cổ điển (art classique) (thế kỷ XII – XIV), nghệ thuật phát sinh (art
de’rivé) (thế kỷ XIV – XVII).
- L.Finot dựa vào tài liệu bia ký của các tháp, tư liệu lịch sử (chủ yếu là các
triều đại nhà vua Champa) đã nêu lên 4 phong cách: Phong cách Cambhuvarman (thế
kỷ V – VI), phong cách Prakacadharma (thế kỷ VI – IX), phong cách Harivarman I
(thế kỷ X – XI), phong cách Harivarman II (thế kỷ XI – XIII).
- Ph.Stern đã phân tích quá trình diễn biến của 8 yếu tố kiến trúc tháp là vòm
cửa (réature), trụ tường hay gân tường (pilastre), dải trang trí (frise), cột
nhỏ (colonnette), gờ đầu tường hay mái đua (corniche), hình điểm góc (pièces
d’accent), cấu tạo trang trí góc (amorisements d’angle), mi cửa (linteau). Cùng
với sự phát triển liên tục của các phong cách (đặc biệt coi trọng bước chuyển
tiếp giữa các phong cách), ông nêu lên 6 phong cách nghệ thuật:
+ Phong cách Mỹ Sơn E1 (giữa thế kỷ VIII), tiêu biểu là tháp Mỹ Sơn E1, với
bước chuyển tiếp là tháp Phú Hài.
+ Phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), tiêu biểu là tháp Hòa Lai, Pô Đam, Mỹ
Sơn F1. Chuyển tiếp gồm Mỹ Sơn C7, C12, C13,…
+ Phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ IX), tiêu biểu là Đồng Dương, Mỹ Sơn
A10, A11. Chuyển tiếp : Khương Mỹ, Mỹ Sơn B2,…
+ Phong cách Mỹ Sơn A1 (khoảng thế kỷ X), tiêu biểu là Mỹ Sơn A1, A2, C1, C2,
B3, B5, D1, D4, Trà Kiệu,…Chuyển tiếp có Pô Nagar, Chánh lộ, Bình Lâm, Chiên
Đàn.
+ Phong cách Bình Định (khoảng thế kỷ XII – XIII), tiêu biểu là Tháp Bạc, Tháp
Ngà, Hưng Thạnh, Mỹ Sơn G1, H, K,… Chuyển tiếp là Bình Định, Thủ Thiện, Tháp
Đồng, Tháp Vàng.
+ Phong cách Muộn (thế kỷ XIV – XVII), tiêu biểu có Pô Krông Garai, Pô Rôme,
tháp Nam Pô Nagar, Yang Mun, Yang Prông,…
- Trần Kỳ Phương lấy tư liệu chính từ các tháp thánh địa Mỹ Sơn kết hợp với các
nguồn tư liệu khác đã đưa 7 phong cách nghệ thuật tháp Champa: Phong cách Mỹ
Sơn E1 (đầu thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ IX), phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ
IX), phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn
A1 (thế kỷ X), phong cách Pô Nagar (thế kỷ XI), phong cách Bình Định (thế kỷ
XII đến thế kỷ XIV), phong cách Muộn (thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII).
- Lê Tuấn Anh thì dựa vào đặc trưng nghệ thuật để phân thành 6 phong cách:
phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách cổ) (xây dựng nửa đầu thế kỷ VIII), phong cách
Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX đến đầu thế
kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (xây dựng thế kỷ X), phong cách Pô Nagar (xây dựng
thế kỷ XI), phong cách Bình Định và phong cách Muộn (xây dựng thế kỷ XII –
XIII) (Lê Tuấn Anh, 2004: 188 – 199).
Trong các cách phân loại trên, cách phân loại phong cách tháp Champa của
Ph.Sern được giới khảo cổ học đồng thuận nhiều và đánh giá cao.
Việc phân chia nghệ thuật tháp Champa thành các phong cách là vô cùng quan
trọng nhưng cũng rất khó khăn, vì hầu hết các tháp đã qua nhiều lần tu sửa,
thậm chí có tháp được xây dựng lại trên nền tháp cũ (tháp Nhạn), nhiều vật liệu
cũ được sử dụng lại trong khi trùng tu nhưng cũng có khi phải dùng vật liệu
mới. Nhiều phế tích tháp tuy bị đổ, nhưng phần đế, móng, bình đồ, các vật liệu
kến trúc, các phù điêu, các họa tiết trang trí ẩn chứa nhiều tư liệu có giá trị
cần được nghiên cứu kĩ.
Theo “Văn hoá cổ Chămpa”, tổng số tháp Champa trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay là
119 tháp . Một số tháp đã bị sụp đổ, nay chỉ còn là phế tích, một số khác thì
được trùng tu nhiều lần. Các tháp được phân bố thành 3 loại địa hình
chính: vùng núi (từ Đèo Ngang trở vào), vùng cao nguyên (Tây Nguyên) và vùng
ven biển .
Các tháp Chăm tiêu biểu chủ yếu phân bố ở 5 tiểu vùng theo địa lý (theo 5 tiểu
quốc lớn của Champa xưa – từ Bắc đến Nam theo lãnh thổ Việt Nam):
+ Indrapura – Bình Trị Thiên: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên (Địa Lý, Bố
Chính, Ma Linh xưa) có tháp Mỹ Khánh.
+ Amaravati - Quảng Nam ,
Quảng Ngãi gồm có khu đền tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, Khương Mỹ, Đồng Dương,
Chiên Đàn.
+ Viyaja – Bình Định, Phú Yên gồm tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, Cánh Tiên, Phước
Lộc, Hưng Thạnh, Thủ Thiện, Dương Long (Bình Định); tháp Nhạn (Phú Yên).
+ Kauthara – Khánh Hòa có tháp Pô Nagar.
+ Panduranga – Ninh Thuận, Bình Thuận gồm có tháp Hòa Lai, Pô Rôme, Pô Krông
Garai (Ninh Thuận); tháp Pô Shanư, Pô Đam (Bình Thuận).
Ngoài ra còn có tháp Yang Prông ở Đăk Lăk. Và các tháp khác phần bố khắp nơi
trên mảnh đất miền Trung Việt Nam .
CÁC THÁP CHĂM TIÊU BIỂU:
Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tháp Bánh Ít
Tháp Hoà Lai
Tháp Nhạn
Tháp Bằng An
Tháp Pô Rôme (Tháp Hậu Sanh)
Tháp Bình Lâm
Tháp Chiên Đàn
Tháp Yang Prông
Tháp Đồng Dương
Tháp Dương Long
Tháp Khương Mỹ
Tháp Phú Lốc (Tháp Phước Lộc)
Tháp Mỹ Khánh
Tháp Cánh Tiên
Tháp Pô Đam (Pô Tằm)
Tháp Đôi (Tháp Hưng Thạnh)
Tháp Pô Nagar – Tháp Bà Nha Trang
Tháp Pô Krông Garai
Tháp Pô Shanư (tháp Phú Hài)
Tháp Thủ Thiện
Theo khu vực phân bố ở trên, ta có:
1. Tháp Mỹ Khánh:Toạ lạc ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế khoảng 20 km về phía Đông Nam.Di tích được phát hiện tình cờ tháng 07/2001.
Niên đại: vào thế kỷ VIII, là ngôi tháp Chăm cổ nhất thuộc phong cách tháp Mỹ Sơn E1.
2. Khu đền tháp Mỹ Sơn:Nằm ở thung lũng Mỹ Sơn, xã Phú Duy, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.Cụm di tích được H.Parmentier phát hiện năm 1898.Năm 1999, Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hoá Thế Giới.Khu di tích là một quần thể kiến trúc độc đáo, điển hình duy nhất, nghệ thuật kiến trúc mang dấu ấn của nhiều triều đại khác nhau, đại diện cho tất cả phong cách, tất cả giai đoạn lịch sử của kiến trúc tháp Champa.
3. Tháp Bằng An:Thuộc làng Bằng An, xã Điện Bàn, tỉnh QuảngNam , cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về phía Nam . Được
xây dựng vào thế kỷ thứ X.
4. Tháp Khương Mỹ:Thuộc làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 2km về phía Nam. Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X thuộc phong cách Khương Mỹ.
5. Tháp Đồng Dương:Thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 65 km về phía Tây Nam.Được vua Indravarman II xây dựng vào năm 877 giữa kinh đô Indrapura để thờ Laksmindora là Lesvara. Có sự kết hợp giữa tiếp nhận Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ thần, phật.
6. Tháp Chiên Đàn: Thuộc làng Chiên Đàn, xã Tân An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
7. Tháp Bình Lâm:Nằm ở xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
8. Tháp Bánh Ít:
Nằm ven QL1A, thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI – đầu thế kỷ XII.Chuyển từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
9. Tháp Cánh Tiên:Nằm trong trung tâm thành Đồ Bàn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI – đầu thế kỷ XII.Là một trong một số ít tháp đẹp và còn khá nguyên vẹn. Tháp mang ảnh hưởng kiến trúc Khomer.
10. Tháp Phú Lốc (Phước Lộc):Thuộc làng Phước Lộc, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
11. Tháp Đôi (Hưng Thạnh):Nằm trong thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.Chịu ảnh hưởng nghệ thật Khơme thế kỷ XII.
12. Tháp Thủ Thiện:Nằm ở làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
13. Tháp Dương LongNằm ở gò Dương Long, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
14. Tháp Nhạn:Nằm gần trung tâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
Thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
15. Tháp Pô Nagar (Tháp Bà Nha Trang):Nằm ven quốc lộ 1, cách thành phố Nha Trang 4 km về phía Bắc.Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ IX đến thế kỷ XII.Đây là đến thờ Siva của Bàlamôn giáo, sau này trở thành thờ mẹ Xứ Sở – Pô Inư Nagar của vương quốc Champa.
16. Tháp Hoà Lai:Nằm ven đường QL1A, làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Những ngôi tháp Hòa Lai còn lại là những tác phẩm kiến trúc thuộc vào loại đẹp và cổ nhất Champa. Tháp có một bộ Linga – Yoni (cạnh 50cm) cao 30 cm cùng với những mặt tường phủ kín hoa văn, các hình Thiên nữ, người ngồi chắp tay và cả những hình Gajasimha, kala, nagar…, đã làm cho khu tháp tăng thêm giá trị nghệ thuật.
17. Tháp Pô Krông Garai (Po Klaong Girai):Nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng 7 km về hướng Tây Bắc. Được xây dựng vào thế kỷ XIV.Tháp được lấy tên vị vua được thờ ở đây mà sử sách Đại Việt gọi là Chế Mân. Po Klaong Girai được đồng hóa với thần Siva, thể hiện tín ngưỡng thờ Thần – Vua của Champa thế kỷ XIV.
18. Tháp Pô Rômê (Hậu Sanh):Thuộc xã Phú Quý, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Được xây dựng vào thế kỷ XVII theo phong cách Muộn. Là tháp gạch cuối cùng của người Chăm. Tháp thờ vị vua Pô Rômê (được tạc nổi trên tấm đá hình vòng cung trên mái tháp). Đức vua được Siva hóa có tám cánh tay ngồi giữa 2 con bò thần Nadin.
19. Tháp Pô Shanư (Phú Hài):Nằm trên đồi Bà Nại, thôn Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông Bắc.Được xây dựng vào thế kỷ IX, là cực nam của vương quốc Chămpa.Hình khối và các trang trí đơn giản, ít điêu khắc,có những nét gần với kiểu tháp Khomer thời Chân Lạp.
20. Tháp Pô Đam:Nằm trên sườn núi Ông Xiêm ở làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Thuộc phong cách Hòa Lai.
21. Tháp Yang Prông:Nằm bên dòng sông Ea Leo, xã Ea Rok, huyện Ea Súp, Đắk Lắk.Được vua SimhavarmanIII xây dựng vào cuối thế kỷ XIII. Phía đông thân tháp được gắn vào một Gopura. Những dấu tích văn hóa, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân lọai. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được nét nhân bản, hay không nhân bản, trong một nền văn hóa, nghệ thuật, và từ đó nhận ra được những cái đẹp phổ biến, mà một con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hóa nào, cũng đều có thể cảm thụ được
Tháp Bánh Ít
Tháp Hoà Lai
Tháp Nhạn
Tháp Bằng An
Tháp Pô Rôme (Tháp Hậu Sanh)
Tháp Bình Lâm
Tháp Chiên Đàn
Tháp Yang Prông
Tháp Đồng Dương
Tháp Dương Long
Tháp Khương Mỹ
Tháp Phú Lốc (Tháp Phước Lộc)
Tháp Mỹ Khánh
Tháp Cánh Tiên
Tháp Pô Đam (Pô Tằm)
Tháp Đôi (Tháp Hưng Thạnh)
Tháp Pô Nagar – Tháp Bà Nha Trang
Tháp Pô Krông Garai
Tháp Pô Shanư (tháp Phú Hài)
Tháp Thủ Thiện
Theo khu vực phân bố ở trên, ta có:
1. Tháp Mỹ Khánh:Toạ lạc ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế khoảng 20 km về phía Đông Nam.Di tích được phát hiện tình cờ tháng 07/2001.
Niên đại: vào thế kỷ VIII, là ngôi tháp Chăm cổ nhất thuộc phong cách tháp Mỹ Sơn E1.
2. Khu đền tháp Mỹ Sơn:Nằm ở thung lũng Mỹ Sơn, xã Phú Duy, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.Cụm di tích được H.Parmentier phát hiện năm 1898.Năm 1999, Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hoá Thế Giới.Khu di tích là một quần thể kiến trúc độc đáo, điển hình duy nhất, nghệ thuật kiến trúc mang dấu ấn của nhiều triều đại khác nhau, đại diện cho tất cả phong cách, tất cả giai đoạn lịch sử của kiến trúc tháp Champa.
3. Tháp Bằng An:Thuộc làng Bằng An, xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
4. Tháp Khương Mỹ:Thuộc làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 2km về phía Nam. Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X thuộc phong cách Khương Mỹ.
5. Tháp Đồng Dương:Thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 65 km về phía Tây Nam.Được vua Indravarman II xây dựng vào năm 877 giữa kinh đô Indrapura để thờ Laksmindora là Lesvara. Có sự kết hợp giữa tiếp nhận Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ thần, phật.
6. Tháp Chiên Đàn: Thuộc làng Chiên Đàn, xã Tân An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
7. Tháp Bình Lâm:Nằm ở xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
8. Tháp Bánh Ít:
Nằm ven QL1A, thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI – đầu thế kỷ XII.Chuyển từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
9. Tháp Cánh Tiên:Nằm trong trung tâm thành Đồ Bàn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI – đầu thế kỷ XII.Là một trong một số ít tháp đẹp và còn khá nguyên vẹn. Tháp mang ảnh hưởng kiến trúc Khomer.
10. Tháp Phú Lốc (Phước Lộc):Thuộc làng Phước Lộc, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
11. Tháp Đôi (Hưng Thạnh):Nằm trong thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.Chịu ảnh hưởng nghệ thật Khơme thế kỷ XII.
12. Tháp Thủ Thiện:Nằm ở làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
13. Tháp Dương LongNằm ở gò Dương Long, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
14. Tháp Nhạn:Nằm gần trung tâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
Thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
15. Tháp Pô Nagar (Tháp Bà Nha Trang):Nằm ven quốc lộ 1, cách thành phố Nha Trang 4 km về phía Bắc.Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ IX đến thế kỷ XII.Đây là đến thờ Siva của Bàlamôn giáo, sau này trở thành thờ mẹ Xứ Sở – Pô Inư Nagar của vương quốc Champa.
16. Tháp Hoà Lai:Nằm ven đường QL1A, làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Những ngôi tháp Hòa Lai còn lại là những tác phẩm kiến trúc thuộc vào loại đẹp và cổ nhất Champa. Tháp có một bộ Linga – Yoni (cạnh 50cm) cao 30 cm cùng với những mặt tường phủ kín hoa văn, các hình Thiên nữ, người ngồi chắp tay và cả những hình Gajasimha, kala, nagar…, đã làm cho khu tháp tăng thêm giá trị nghệ thuật.
17. Tháp Pô Krông Garai (Po Klaong Girai):Nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng 7 km về hướng Tây Bắc. Được xây dựng vào thế kỷ XIV.Tháp được lấy tên vị vua được thờ ở đây mà sử sách Đại Việt gọi là Chế Mân. Po Klaong Girai được đồng hóa với thần Siva, thể hiện tín ngưỡng thờ Thần – Vua của Champa thế kỷ XIV.
18. Tháp Pô Rômê (Hậu Sanh):Thuộc xã Phú Quý, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Được xây dựng vào thế kỷ XVII theo phong cách Muộn. Là tháp gạch cuối cùng của người Chăm. Tháp thờ vị vua Pô Rômê (được tạc nổi trên tấm đá hình vòng cung trên mái tháp). Đức vua được Siva hóa có tám cánh tay ngồi giữa 2 con bò thần Nadin.
19. Tháp Pô Shanư (Phú Hài):Nằm trên đồi Bà Nại, thôn Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông Bắc.Được xây dựng vào thế kỷ IX, là cực nam của vương quốc Chămpa.Hình khối và các trang trí đơn giản, ít điêu khắc,có những nét gần với kiểu tháp Khomer thời Chân Lạp.
20. Tháp Pô Đam:Nằm trên sườn núi Ông Xiêm ở làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Thuộc phong cách Hòa Lai.
21. Tháp Yang Prông:Nằm bên dòng sông Ea Leo, xã Ea Rok, huyện Ea Súp, Đắk Lắk.Được vua SimhavarmanIII xây dựng vào cuối thế kỷ XIII. Phía đông thân tháp được gắn vào một Gopura. Những dấu tích văn hóa, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân lọai. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được nét nhân bản, hay không nhân bản, trong một nền văn hóa, nghệ thuật, và từ đó nhận ra được những cái đẹp phổ biến, mà một con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hóa nào, cũng đều có thể cảm thụ được
KHO TÀNG VĂN HÓA CHAMPA Ở BÌNH ĐỊNH
Hiện có
14 công trình kiến trúc tập trung tại 8 địa danh như: Bánh Ít; Dương Long; Hưng
Thạnh; Cánh Tiên; Phú Lốc; Phú Thiện; Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra còn có 4
tòa thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, Nhơn Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu
khắc, những phế tích của tháp Champa như giếng cổ hình vuông; rắn Naga; trụ văn
bia; tượng thần điểu Garuda; phù điêu Lăng Ông; tượng tu sĩ; khu mộ cổ,đều được phát hiện tại Bình Định. Trong tất cả các cổ
vật phát hiện được, đáng chú ý là di vật tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn, thuộc
thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn. Những cư dân ở đây trong lúc đang
canh tác đã phát hiện bức tượng chôn sâu dưới lòng đất và đã đào lên đem hiến
cho chùa. Dân địa phương gọi là chùa “Phật lồi”. Ở Quy Nhơn hiện vẫn còn dấu vết
các lăng mộ cổ của người Champa tại xã đảo Nhơn Châu.Di tich thanh thi nai….. Lịch sử
Champa từ thời hoàng kim đến lúc suy vong đã trải dài trên 2000 năm đã lưu lại
cho hậu thế hàng chục ngôi cổ tháp với những kiểu kiến trúc, chạm trỗ độc đáo,
bí hiểm.Ở khu vực duyên hải miền Trg hiện có trên 19 khu tháp với hơn 40 ngôi
thấp cổ lớn nhỏ.Huyền thoại về con tàu chở kho báu Champa??? Ch. Lemire đã mô tả
các tháp cổ Champa được phân bố ở tỉnh Bình Định trong tác phẩm “Les Tours
Kiames de la Province de Binh Dinh” (Sài Gòn 1980) như sau: “Trong các tháp có
các tượng, rất có thể chúng bằng vàng hoặc bằng bạc, có mắt bằng ngọc và răng bằng
kim cương. Chúng đã bị lấy mất ngay từ đầu. Những tượng bằng đá có thể bị lấy
đi ngay sau đó. Người ta đã đào các bức tượng để bóc gỡ các tranh thánh đã được
gắn vào đó. Các tháp Bạc (người Việt Nam quen gọi là tháp Bánh Ít) phô bày hàng
loạt công trình đáng lưu ý, phần lớn các tượng đều bằng vàng hoặc bằng đá thếp
vàng. Tượng cuối cùng che vòm đã được mang sang Pháp năm 1886. Gần 80 tấn đá chạm
được dành cho Bảo tàng Lyon đã được tàu Mêkông chuyển về Pháp dưới sự coi sóc của
Tiến sĩ Maurice. Tàu Mêkông bị đắm ở Hồng Hải và những người Somalis tưởng rằng
đã tìm thấy kho báu nên đã đem vào bờ một số lớn những hòm nặng này, nhưng họ
chỉ tìm thấy đá và đá…”Bức màn bí mật bao quanh số phận của con tàu Mêkông đã
thách đố các nhà khoa học, giới săn lùng cổ vật và cả những kẻ hiếu kỳ hơn 100
năm. Trong số những người tìm cách sở hữu kho báu trên tàu Mêkông có giáo sư
Robert Stenout (Pháp) và sau hơn 30 năm mày mò nghiên cứu ở hàng trăm thư viện,
sở lưu trữ văn khố, các hải cảng, nhiều hãng tàu biển… Đến tháng 10.1995,
R.Stenout đã khoanh vùng một cách chính xác vị trí mà tàu Mêkông bị đắm tại mũi
Guadaqui ở biển Hồng Hải. Theo R.Stenout, Mêkông là một con tàu lớn được thiết
kế với hai chức năng chở khách và chở hàng nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến
sự thanh nhã của nó. Những năm đầu thế kỷ, do còn hạn chế về kỹ thuật, hành
trình Đông Dương-Pháp là một hành trình dài, mất nhiều ngày, nên Mêkông được
xây dựng, bài trí hoàn hảo, sang trọng và nguy nga như một cung điện di động
trên mặt biển. Chuyến tàu viễn dương định mệnh của tàu Mêkông vào năm 1906 chở
theo 180 sĩ quan thủy thủ, 66 hành khách cùng với rất nhiều tấn cổ vật bằng và
và một khoang bí mật chứa đầy hàng mà theo khảo sát ban đầu của đội thợ lặn thuộc
tàu Scorpio do thuyền trưởng Campell chỉ huy (tàu Scorpio là con tàu mà Stenout
sử dụng trong cuộc khai quật của mình) thì hàng trăm nghìn thoi vàng có trong
khoang hàng bí mật này như huyền thoại về Mêkông đã lan truyền là có thật.Tuy
nhiên, chỉ vài ngày sau khi định vị được tàu Mêkông và kho báu bí mật thì nước
có chủ quyền trên vùng lãnh hải mà tàu Mêkông bị đắm đã xảy ra một cuộc nội chiến
khốc liệt, việc thu hồi kho báu trên tàu Mêkông đành dừng lại…kho báu mà tàu
Mêkông có n/v đưa về Pháp chủ yếu được thu gom
trên khu vực Vijaya từ Q.Nam đến B.Thuận và chắc chắn đây chưa phải là kho báu duy nhất của
Champa.Tháp Champa được trang trí bằng vàng ròng:Theo một truyền thuyết thì
trên chóp đỉnh của Tháp Đôi, cụm tháp gồm hai chiếc nằm ở TP. Quy nhơn có 2 quả
cầu lớn làm bằng vàng ròng. Cả hai khối vàng này đã bị các thủy thủ người da trắng
của một chiếc tàu châu Âu đến cướp đoạt và mang xuống tàu sau một cuộc tấn công
chớp nhoáng. Người Champa cổ không quá đề cao giá trị của vàng và sử dụng chúng
với khối lượng lớn một cách khá phổ biến trong các công trình kiến trúc đền
tháp của mình. Có thể lý giải rằng đó là do dân tộc này được tạo hóa ưu đãi quyền
sở hữu nhiều mỏ vàng có trữ lượng phong phú. Vàng được đem đi đúc tượng thần để
thờ, đúc phù điêu và dát lên các tượng thờ để trang trí… Truyền thuyết cũng cho
biết rằng người Champa sau khi dựng tượng vàng ở các đền tháp thường quét lên
thân tượng một lớp sơn đặc chế. Kho báu Champa được nhắc đến từ khá lâu bởi các
nhà khoa học Pháp. Kho báu cuối cùng, nơi lưu giữ những gì còn lại của Vương
triều Champa đã được đề cập trong tác phẩm Un Royaume Disparu – Les Chams et
Leur Art-1923 (Pháp). Sự giàu có đầy bí ẩn của Vương quốc Champa có thể đúng
như các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. Nhưng ngay cả khi sự thật
không phải là như thế thì với việc thừa hưởng 14 quần thể tháp Champa cổ còn lại
đến nay, có thể khẳng định rằng – Bình Định đang sở hữu một phần kho báu của
nhân loại. Ngàn năm còn một chút này…Ở Tp. Quy Nhơn có 2 ngọn tháp đứng kề
nhau, dân gian gọi là Tháp Đôi. Các tư liệu xưa còn ghi chép Tháp Đôi là tháp
Hưng Thạnh. Vào ngày 10.7.1980, Tháp Đôi được nhà nước xếp hạng vào danh mục những
di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Tháp Đôi được tiến hành trùng tu đầu tiên ở
Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật
kiến trúc Champa. So với các ngọn tháp khác trong tỉnh, trong vùng Tháp Đôi
không hề giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Thế nhưng các nhà khoa học
đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường nầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét