Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Lịch sử văn hóa Champa, phần 6

Lịch sử văn hóa Champa
phần 6


6- Tôn giáo và Cơ cấu tổ chức quốc gia
-Tôn giáo:
Bà-la-môn giáo(Brahmanism): hình thành và phát triển có bề dày trên 3000 năm lịch sử Ấn Độ. Giáo lý Bà-la-môn được thiết lập trên nguyên  lý của kinh Veda. Duy chỉ có bộ Upanishads được dịch giả Thạch Trung Giả giới thiệu với tên Áo Nghĩa Thư được hình thành sau nhất, đã nói lên sự thâm sâu vô cùng của tôn giáo này. Tuy nhiên, trên mảnh đất thuộc vương quốc Champa, chúng ta thấy đạo Bà-la-môn có nhiều sự biến đổi, pha trộn khác với Bà-la-môn giáo nguyên thủy.Về hình thức kiến lập thế giới nhân sinh, Bà-la-môn giáo quy định rõ trong Luật Manu. Luật này phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp mà đứng đầu là giai cấp tu sĩ Bà-la-môn, được cho là sinh ra từ miệng của Phạm Thiên (Brahma), được hành lễ tế tự, giảng dạy chân lý, luật lệ. Tầng lớp này đa số là người Ấn Độ. Thứ hai là giai cấp Sát-đế-lợi (Ksatriya), được sinh ra từ cánh tay của Phạm Thiên, thuộc tầng lớp vua quan binh sĩ cai trị xã hội mà đa số là người Champa gốc Nam Đảo nắm giữ. Thứ ba là giai cấp Phệ-xá (Vaisya), được sinh ra từ đầu gối Phạm Thiên, thuộc tầng lớp thương gia và phú nông; mà đa số là người Champa giàu có và người Thượng gốc Nam Đảo nắm giữ. Thứ tư là giai cấp Thủ-đà-la (Sudra), được sinh ra từ hai bàn chân của Phạm Thiên, thuộc tầng lớp thợ thủ công và bần nông làm công cụ để các giai cấp trên sai khiến; tầng lớp này thuộc các sắc dân miền núi và tù binh.Người Champa theo đạo Bà-la-môn còn gọi là Chăm Jăt, Chăm chính thống. Bà-la-môn giáo cho đến thế kỷ III được xem là tôn giáo chính của tộc người Champa, nhưng chỉ có nới ra trong tầng lớp vương tộc để hành lễ mà thôi. Đạo này phát triển mạnh tại miền Nam Champa và gần như giữ vai trò độc tôn dưới triều vua Bhadravarman I (thế kỷ IV).Và cho đến thế kỷ X, đạo Bà-la-môn vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tinh thần tộc người Champa.Tuy nhiên, do sự giao lưu văn hóa với các nước phương Bắc, nhất là Phật giáo Đại thừa và phương Nam thuộc Phật giáo Tiểu thừa, nên xã hội Champa không chịu sự định dạng khắc nghiệt như luật Menu qui định và dưới triều vua Indravarman II (thế kỷ X) nhà vua đã quy y Phật có pháp danh là Paramabuddhaloka, thì Bà-la-môn giáo và Phật giáo cùng đồng hành phát triển.Cho đến thế kỷ XIX chúng ta thấy giai cấp Thủ-đà-là còn tồn tại ở Champa. Và ngày nay, tính chất Bà-la-môn giáo còn được giữ gìn rõ nét trong các dịp tế lễ của dân Chamap theo Bà-la-môn được cử hành do thầy Paseh, Tapah; Champa theo đạo Bani thì do thầy Char, Po Adhya, Po Bac hành lễ, nhưng so với nguyên thủy thì nó có sự cải biến rất nhiều.
Phật giáo:Ngày nay, dòng tư tưởng Phật giáo gần như vắng bóng trong sinh hoạt tín ngưỡng của tộc người Champa. Nhưng thực tế trong lịch sử thì Phật giáo có một vai trò rất lớn trong đời sống tộc người này. Tuy nhiên, để vẽ nên những gam màu hết sức tổng quát cho việc định hình Phật giáo nước này thì ngay cả những nhà sử học cũng có rất nhiều mối quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi: Phật giáo được du nhập vào Champa như  thế nào thì thật không phải là vấn đề nhỏ. Chúng ta có thể kinh qua các thư tịch cổ Trung Hoa miêu tả về việc mua bán với người Champa vào những thế kỷ VII đã ghi lại rằng: cộng đồng người Champa vào  thời kỳ này rất kính mến Phật Thích Ca. Đặc biệt, lúc quân nhà Tuỳ đánh chiếm Champa đã thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó nổi bật nhất là 1.350 pho kinh Phật. Đặc biệt, vào thế kỷ thứ I, Phật giáo là tôn giáo chủ đạo xung quanh khu vực trung tâm của xứ Kauthara. Nhà nghiên cứu L. Finot đã có những khảo cứu bia Võ Cạnh – Nha Trang cho biết thêm: “Nhà vua dựng bia để thể hiện ý thức về sự vô thường của cuộc đời, về lòng trắc ẩn đối với chúng sanh; về sự hy sinh của cải mình cho lợi ích chung” Căn cứ vào những sử liệu vừa nêu, chúng ta có thể cho rằng Phật giáo được truyền vào Champa những niên kỷ thứ I sau Cn.Xét bối cảnh lịch sử Ấn Độ về khía cạnh tôn giáo cho đến lúc đức Phật nhập diệt, trải qua một trăm năm biến chuyển trong cộng đồng Tăng lữ thì uy đức của đức Phật vẫn còn đang bao trùm các vương quốc ở đây, nên tinh thần qui hướng Phật giáo một cách tuyệt đối vẫn còn sâu đậm. Từ đó tư tưởng của Arya, Samiti, Nikaya và Sarvativada theo đà đó phát triển mạnh mẽ. Và tất nhiên những thương buôn là những Phật tử và những vị Sa-môn theo gót viễn du giao lưu văn hóa có những bước thành tựu khả quan mà trong đó hải cảng Champa là địa điểm thuyền cập bến nhiều nhất. Khi thuyền cập bến thì những vị chân tu Phật giáo tìm về nơi vắng vẻ để tu tập – đồng thời hoằng hóa làm nghĩa vụ khai ngộ cho chúng sanh. Do vậy, Phật giáo bước đầu đã đặt nền móng nơi đây.Qua dòng thời gian, tuy Phật giáo Tiểu thừa, nhất là phái Arya Sammitinikaya được du nhập cùng lúc với Bà-la-môn giáo, nhưng không phát triển mạnh được vì chủ trương xuất thế giải thoát tự thân, chứ ít phát huy vai trò nhập thế hoằng dương chánh pháp. Chỉ có Phật giáo Đại thừa thuộc phái Sarva Stivadanikaya ở miền Bắc phát triển mạnh vào thế kỷ thứ V đến thứ IX, nhất là vùng châu thổ quận Cửu Chân, Nhật; đặc biệt là các dòng thiền phát xuất từ Trung Hoa, Đại Việt.
Hồi giáo:Hồi giáo được người Ả Rập truyền bá vào Đông Nam Á từ thế kỷ thứ VII, mạnh nhất là từ các quần đảo Sumatra, Java, bán đảo Mã Lai và các hải đảo nhỏ phía Đông Nam Philippines. Người Java tiếp nhận đạo Hồi từ các thương nhân Ả Rập trong cuộc trốn chạy những cuộc thánh chiến đẫm máu đang xảy ra quanh vùng biển Địa Trung Hải và Trung Đông vào tk thứ VII đến tk thứ IX.Trong cuộc ly tán ấy, nhất là vào đời vua Indravarman III (918-959), tộc người Champa trong môi trường buôn bán với các thuyền nhân Ả Rập đến từ các hải cảng Basra, Siraf và Oman đã tiếp nhận đạo Hồi, nhưng không được nồng hậu lắm vì ngôn ngữ bất đồng. Đạo Hồi được truyền bá vào vương quốc Champa thông qua trung gian, nên Hồi giáo Champa có nhiều khác biệt so với Hồi giáo chính thống. Cuộc truyền bá đáng kể nhất là sự kiện tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara tiếp nhận tị nạn một số gia đình hoàng tộc Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqib Amr, Ali trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java. Những người tị nạn này đã nhân dịp ấy truyền bá giáo lý Hồi giáo cho các gia đình hoàng gia Champa.Đặc biệt, vua Po Alah (Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah) học đạo ở La Mecque đến 37 năm rồi mới về nước lên ngôi trị vì đất nước Champa đến 36 năm (1000-1036) tại Sri Bini (Qui Nhơn). Trong không khí ấy, đủ cung cấp cho chúng ta thông tin về việc du học tôn giáo của cư dân Champa và đặc biệt, việc xây dựng các đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo tại Amavarati (Mỹ Sơn-Quảng Nam), đã làm thay đổi diện mạo tôn giáo của đất nước này.Sau đó, do áp lực chiến tranh nên một mảng lớn tín đồ theo Bà-la-môn giáo tản cư sang Chân Lạp, bị nhóm Hồi giáo Mã Lai đồng hóa, và cộng đồng Champa tại đây được gọi chung là Khmer Islam. Nhất là vùng Châu Đốc, người Champa Islam theo đạo Hồi chính thống, mỗi ngày hướng về La Mecque cầu kinh 5 lần. Còn tại miền Trung, các thầy Char (Po Char) của người Chăm Bani (theo Hồi giáo cải biến) và tín đồ chỉ giữ đạo vào mùa chay (ramadan) mà thôi.Hiện nay, Hồi giáo Champa rất thịnh hành tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, nhưng cũng bị biến cải dần theo phong tục và lối sống của người địa phương, mất dần tính chính thống của đạo Hồi Ả Rập. Người Champa tại Ninh Thuận, Bình Thuận theo Bà-la-môn giáo có đến 60% và 40% thì theo đạo Bani.Người champa mâu thuẩn vì 2 đạo này trong suốt chiều dài lịch sử.
-Danh xưng vương quốc CHAMPA: là quốc hồn quốc túy của dân tộc champa, bằng chứng cụ thể là trong những tấm bia ký (văn bia) còn lưu lại ở khu Thánh địa Mỹ Sơn (Quãng Nam) cho thấy vua Champa tên là SambhuVarman qua đời năm 629, trước đó đã thỉnh cầu Sambhadrecvara ban cấp sự “Diễm Phúc” cho nước Champa chứ không nói cho nước Lâm Ấp, Lin-yi hay Hoàn vương. Sau đó cũng qua bia ký khác ở Mỹ Sơn quần thể có một vị vua khác là Vikratavarman I đã tự xưng là “Vua vĩ đại, chúa Thượng của Sri Champapura”, chứ không hề sử dụng danh xưng nước theo như cách gọi của Trung Hoa.
Vua (Pa-Tao) đứng đầu quốc gia, có quyền hành tuyệt đối về mọi mặt. Nhà vua được sự phụ giúp các sứ Thần ngoại giao trong chánh sách đối ngoại phần lớn với các nước. Trung Hoa, Ðại Việt, Nam Dương, Mã Lai, Chân Lạp, Phù Nam; ngoài ra có các triều thần đủ lãnh vực an ninh, kinh tế, chánh trị, quân sự v.v... để phụ giúp nhà vua điều hành đất nước. Bộ máy chính quyền Trung ương được đặt dưới quyền lực của 2 vị Ðại thần và các phụ tá đặc trách mỗi lãnh vực khác nhau.
Nhà Vua Champa được bảo bộc và góp sức bởi các giới tăng lữ Bà La Môn, các nhà Chiêm tinh, phong thủy nổi tiếng, các triều thần, các bộ thị vệ an ninh. Các đội phòng vệ Hoàng gia, các cung phòng đặc trách ghi lễ khánh tiết và đặt biệt các vị triều thần tài cán chuyên lo trị nước an dân.
Tổ chức guồng máy Quốc Gia:Ðất nước được chia thành 4 vùng:
- Amaravati: ở phía Bắc Champa từ Quảng Bình đất Quảng Nam Ðà Nẵng bây giờ.
- Vijaya: Thuộc Quãng Ngãi, Bình Ðịnh bây giờ.
- Khauthara: Thuộc Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bốn vùng của đất nước Champa được trải dài dọc theo miền duyên hải, một bên là biển cả, một bên là núi rừng trường sơn thâm u và trập trùng; ở giữa núi rừng và biển cả là một dải đất hẹp nên sông ngòi ngắn và không rộng, mỗi mùa mưa thường gây lũ lụt và vì không có đồng bằng rộng không có nhiều hồ chứa nước, nên nước mưa đã trút hết xuống biển cả và thg bị thiếu nước và hạn hán khi mùa nắng ráo.Mỗi vùng có các lãnh chúa trông coi, có tác giả còn gọi là các tiểu vương. Trong các lãnh chúa vùng có một số mặt có vẻ độc lập với trung ương như về mặt dân sinh, tôn giáo, xã hội giáo dục nhưng vấn đề ngoại giao, quốc phòng và tài chánh ngân khố vẫn thuộc nhà vua ở Trung ương. Chăm là nhóm dân cư gốc Nam Đảo (malayo-polynésien) sinh sống trên những vùng đất thấp dọc duyên hải miền Trung, Chămpa là toàn thể các nhóm dân cư thuộc vương quốc Champa cũ gồm cả người Champa đồng bằng lẫn người Thượng (gốc Nam Đảo hoặc Môn Khmer), sinh sống rải rác trên các vùng rừng núi phía Tây dãy Trường Sơn.
Champa là tên một loài hoa màu trắng hồng nhạt, hay trắng vàng nhạt, có hương thơm ngào ngạt có thể tìm thấy tại khắp nơi trên duyên hải miền Trung. Người Việt gọi là hoa sứ(hoa đại) tên khoa học là Michelia Champaca Linn. Không biết người Champa đã chọn loài hoa sứ này đặt tên cho xứ sở mình từ hồi nào, nhưng chữ Champa đã được tìm thấy trên một bia ký có từ thế kỷ thứ 6 tại Mỹ Sơn, viết bằng chữ Phạn (sanscrit). Trước đó, trong bộ Geographica năm 150 sau công nguyên, Claudius Ptolémée (90-168), nhà địa lý gốc Hy Lạp và là sứ giả của hoàng đế La Mã Marc-Aurèle Antonin tại Alexandrie (Ai Cập), đã có lần nói tới một xứ tên Zamba trên vùng Viễn Đông. Sách Tân Đường thư, do Âu Dương Tu và Tổng Kỳ biên soạn thế kỷ 10, phiên âm là Chiêm Bà khi nói về Hoàn Vương Quốc (vương quốc Lâm Ấp cũ). Về sau Champa được người Việt biết qua tên phiên âm Hoa ngữ là Chiêm Thành (Tchan-tcheng).
Trước kia người Việt gọi cộng đồng người Champa là Chiêm, Chàm, Hời… Những danh xưng này được đọc theo cách viết của người Trung Hoa, hay theo cách phát âm của người miền Trung, do đó không phản ánh trung thực danh xưng chính xác của người Champa hiện nay. 
- Chiêm là tên gọi những cư dân sinh sống trên lãnh thổ Chiêm Thành ; danh xưng Chiêm thỉnh thoảng vẫn được nhắc nhở trong sử sách và tài liệu nghiên cứu,dân gian ít ai nói tới.
- Chàm là cách đọc trại đi từ chữ Champa ; danh xưng Chàm hiện còn rất thông dụng trong dân gian, một vài địa danh còn giữ chữ Chàm kèm theo như Cù Lao Chàm tại Quảng Nam, Tháp Chàm tại Phan Rang, quận Phan Lý Chàm, xã Ma Lâm Chàm tại Bình Thuận... Trong nước, những nhà dân tộc học đã thay chữ Chàm bằng danh xưng Chăm từ lâu ; điều này đã làm hài lòng cộng đồng người Chăm tại cả Thuận Hải lẫn Châu Đốc, vì là cách gọi đúng nhất theo lối phát âm từ chữ Champa. 
- Danh xưng Hời rất ít được nhắc đến, người chỉ thấy chữ này xuất hiện một vài lần trong tập thơ Điêu Tàn, năm 1937, của Chế Lan Viên. Hời là cách đọc trại đi từ chữ Hroi (H’roi hay Hờ Roi), tên của một bộ lạc sơn cước sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Người Hroi thật ra cũng là người Champa, vì trước kia là thần dân của vương quốc Champa cũ di tản lên Tây Nguyên tránh loạn rồi định cư luôn tại đây, họ vẫn còn giữ ngôn ngữ và một số phong tục tập quán của người Chăm đồng bằng trong những sinh hoạt thường nhật. Ngoài ra còn phải kể thêm những nhóm Bahnar Chăm, Bru-Vân Kiều, Kaho, Raglai, Rhadé, Djarai, Stiêng, Churu v.v..., tất cả đều là thần dân của vương quốc Champa cũ di tản lên cao nguyên trong những giai đoạn loạn lạc rồi ở luôn tại đây. Trên khắp cao nguyên, những nhóm người mới hòa nhập và pha trộn với các nhóm người cũ tạo thành những sắc dân hỗn hợp mang hai dòng máu Chăm-Thượng trong những thời điểm khác nhau. Người Chăm lai Thượng gọi là Chăm Pal, nhưng người Việt ít biết đến tên này. Vì không có truyền thống đặt tên cho từng nhóm người, dân chúng gốc Kinh gọi chung tất cả những cư dân sinh sống trên miền núi phía Tây là người Hroi, sau đó biến âm thành người Hời. 
Chữ Hời mang một nội dung xấu, đó là những nhóm man di chuyên đi cướp bóc, vì trong quá khứ người Hroi đã nhiều lần tiến công vào các làng xã người Kinh cướp bóc lương thực, trong những giai đoạn khó khăn, dưới thời các chúa Nguyễn. Sau này người Chăm tại Thuận Hải gọi những cư dân gốc Chăm sinh sống tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định là Chăm Hoi hay Chăm Hroi. Sử sách Việt Nam thời Nguyễn gọi chung là Mọi Đá Vách. 
Ngoài ra cũng có một số người Chăm lai Việt gọi là Chăm Yuôn (Yuôn hay Yun có nghĩa là người Việt). Người Việt gọi là Kinh Cựu, nhưng danh xưng này rất ít người biết đến vì người Kinh Cựu luôn tự nhận mình là người Kinh. Cũng nên biết những binh sĩ hay tội đồ gốc Kinh, bị đày ra vùng biên địa giáp ranh với Chiêm Thành, đã lập gia đình với những phụ nữ Chăm (mà họ cho là người Kinh cổ xưa), từ đó mới sinh ra chữ Kinh Cựu. 
Về ngôn ngữ, người Chăm được nhiều nhà nhân chủng học xếp vào họ Nam Đảo (Malayo Polynésien), nghĩa là có nguồn gốc xuất phát từ các hải đảo phía Nam vùng biển Đông Nam Á. Điều này có thể đúng khi đối chiếu văn minh, văn hóa của người Chăm với văn minh, văn hóa của các dân tộc cùng hệ ngôn ngữ tại Đông Nam Á vào thời tạo dựng. Nhưng qua những khám phá khảo cổ gần đây, văn minh và văn hóa của người Chăm tại Việt Nam không hoàn toàn do ngoại nhập mà có sự pha trộn yếu tố văn minh và văn hóa của những nhóm cư dân bản địa có mặt từ trước. 
Trong thực tế không có bộ tộc nguyên thủy nào có tên Chăm. Chăm chỉ là tên gọi của nhiều nhóm dân cư sau này chọn sinh sống trên lãnh thổ của vương quốc Champa hay Chiêm Thành cũ, gọi chung là người Chămpa, chứ không phải tên riêng của một nhóm chủng tộc. Sau này cộng đồng người Chăm đồng bằng chấp nhận danh xưng Chăm, và đồng hóa nguồn gốc Nam Đảo của mình với nền văn minh và văn hóa Chiêm Thành cũ, để phân biệt với các nhóm Chămpa khác xuất phát từ nhiều nguồn gốc ngôn ngữ và chủng tộc khác nhau. Có thể nói vương quốc Chiêm Thành xưa kia là một liên bang đa chủng và đa văn hóa.
Các tiểu vương Champa
Vùng phía Bắc Champa bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hiện nay, nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân. Đây là vùng đất thường xảy ra giao tranh, xung đột giữa nhà Hán và Lâm Ấp trong thời kỳ Bắc thuộc vào các thế kỷ từ thứ 2 cho đến thứ 9; và sau này, giữa các triều đại Việt Nam và Champa trong các thế kỷ từ thứ 10 cho đến thứ 14.Ranh giới cực bắc của Chiêm Thành là Đèo Ngang thuộc tỉnh Quảng Bình, khoảng vĩ tuyến 18. Vào thời Tiền Lê, cuộc xung đột đầu tiên giữa Đại Cồ Việt và Chiêm Thành đã xảy ra vào năm 982 khi Lê Hoàn đem quân tấn công vào châu Amaravati ở Quảng Nam hiện nay. Đến triều Lý, năm 1044, Lý Phật Mã tấn công Chiêm Thành, đánh phá thành Phật Thệ, đã có nhiều ý kiến cho rằng thành Phật Thệ tức là Vijaya hay là thành Chà Bàn ở Bình Định ngày nay .Sau đó là cuộc tấn công của Lý Thường Kiệt năm 1069 vào thành Đồ Bàn [Vijaya], bắt được vua Chiêm là Chế Củ; và đây là lần đầu tiên vùng đất miền cực Bắc Chiêm Thành được đề cập đến trong Việt sử với danh hiệu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính, vùng đất này được sử sách Đại Việt nhắc đến như là sự hiến dâng của Chế Củ cho nhà Lý để đổi lấy tự do. Đó là giai đoạn miền Bắc Champa rơi vào những cuộc tranh chấp triền miên trong nhiều thập kỷ (Nguyễn Xuân Hoa 2002: 36-37). Cho tới khoảng năm 1078, một văn bia của Harivaman, tìm thấy tại Mỹ Sơn, đề cập đến sự ổn định và xây dựng lại vương quốc Champa của vị vua này, như sau: “ The enemy had entered into the kingdom of Champa and installed themselves as masters; having taken possession of all the royal  property and the wealth of the gods; having pillaged the temples, the monasteries, the salas, cells, hermitages, villages and various edifices together with the horses, elephants, padatis (infantry?), oxen, buffaloes, and the crops; having ravaged everything in the provinces of the kingdom of Champa; having plundered the temples of Srisanabhadresvara and all that the kings of past times had granted as endowments to Srisanabhadresvara; having taken all the riches of the god and carried away the men belonging to the temple, the dancers, musicians … servants, together with the various properties of Srisanabhadresvara; the temple remained empty and devoid of worship as the .Then His Majesty Vijaya Sri Harivarmadeva, yan Devatamurti ascended the throne. He completely defeated the enemies, proceeded to the Nagara Champa, and restored the temple of Srisanabhadresvara. The kingdom of Champa became prosperous as of old … ” (Majumdar 1989: III, 160). [Tạm dịch: ...Kẻ thù đã vào vương quốc Champa, tự xưng là những kẻ cầm quyền; đã cướp đi tài sản của hoàng gia và của cải của chư thần; đã phá hủy đền thờ, tu viện, nơi an cư, làng mạc và các tự viện khác cùng với ngựa, voi, trâu bò và mùa màng; đã hủy diệt mọi thứ trong các tỉnh thành của vương quốc Champa; đã cướp đoạt những ngôi đền thờ thần Srisanabhadresvara và tất cả những phẩm vật mà các vị vua trước kia đã phụng hiến cho thần Srisanabhadresvara; đã vơ vét tất cả của cải của thần và cướp đi những nhân sự tùy thuộc ngôi đền, các vũ nữ, nhạc công… những người  phục dịch cùng với tài sản trù phú của Srisanabhadresvara; ngôi đền bị cướp sạch và bỏ phế… Rồi đức vua Vijaya Harivarmadeva yan Devatamurti lên ngôi. Ngài đã tiêu diệt hết quân thù, phục hưnglại Nagara Champa, và trùng tu ngôi đền của Srisanabhadresvara… Vương quốc Champa lại trở nên hưng thịnh như xưa]. Những thông tin trên về triều đại của Harivarman phù hợp với những ghi chép trong thư tịch cổ của Việt Nam về Champa vào giai đoạn này. Các địa danh của miền cực bắc Champa nêu trên như Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính xuất hiện trong thời Lý, đã được nhiều sử liệu và sử gia xác định đó là vùng đất ở phía nam Đèo Ngang thuộc tỉnh Quảng Bình và một phần phía bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay, như sau:Địa Lý, đời Lý đổi ra Lâm Bình, đời Trần đổi ra Tân Bình, đời Lê Trung Hưng đổi ra Tiên Bình, thuộc tỉnh Quảng Bình gồm các huyện Lệ Thuỷ, Phong Phú, Phong Lộc nay thuộc huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh; Ma Linh, đời Lý đổi ra Minh Linh, đời Minh đổi ra Nam Linh, đời Lê lập lại Minh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị gồm hai huyện Minh Linh và Gio Linh nay là huyện Vĩnh Linh và Gio Linh;Bố Chánh, nhà Minh đổi ra Trấn Bình, nhà Lê đổi lại Bố Chánh, thuộc tỉnh Quảng Bình gồm các huyện Bình Chánh và Tuyên Chánh nay thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Tuyên Hóa (Hoàng Xuân Hãn 1966: 80-81; Đào Duy Anh 1964: 177). Như vậy, Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính bao gồm địa vực từ phía nam Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ ngày nay. Đời nhà Trần, khoảng năm 1306, theo Việt sử, vua Chiêm là Chế Mân đã đổi hai châu Ô- Lý hay Ô- Rí để cầu hôn với Huyền Trân Công Chúa, đó là vùng đất được xác định ở phía bắc Đèo Hải Vân thuộc một phần phía nam tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Nhà Trần đã gọi khu vực từ cửa Việt vào đến cửa Tư Dung/Tư Hiền là châu Ô và châu Lý; vào năm 1307 thì đổi thành châu Thuận và châu Hóa (Đào Duy Anh 1964: 177).Về tư liệu Chiêm Thành, để tìm hiểu các địa danh/danh hiệu của vùng đất này, có một minh văn Champa quan trọng được tìm thấy tại nhóm tháp D của thánh địa Mỹ Sơn, niên đại khoảng năm 1192, đã ghi chép các địa danh từ Bình Định và Quảng Nam ra đến Quảng Bình bằng tiếng Chăm, như sau: “Jaya Indravarmadeva on Vatuv escaped from the Cambodians and came to Amaràvatì. He rebelled and levied troops at Amaràvatì, Ulik, Vvyar, Jriy, Traik and in many districts (anekapramana). He went to escape Vijaya. The Prince [Vidyànandana] led his troops into battle, defeated [Jaya Indravarmadeva], and compelled him to return to Traik; [the Prince] pursued, captured, and killed him at Traik. The Prince has since reigned without opposition… [C.92 B, 19-22; cf. Finot 1904: 975]” (Majumdar 1985: III, 204; Southworth 2000: 237-38). [Tạm dịch: Jaya Indravamadeva on Vatuv đã trốn thoát từ người Cam-pu-chia và chạy tới Amaràvatì. Ông đã nổi dậy và khởi binh trong nhiều huyện thành khác nhau(anekapramana) tại Amaràvatì, Ulik, Vvyar, Jriy and Traik. Ông đánh chiếm Vijaya. Hoàng tử [Vidyànandana] dẫn đại binh tham chiến, đánh bại [Jaya Indravarmaeva], và buộc ông phải chạy về lại Traik; [Hoàng tử] đã truy nã và giết ông tại Traik.Vì vậy, từ đó Hoàng tử không còn người đối nghịch]. Những địa danh như Vijaya, Amaràvatì, Ulik, Vvyar, Jriy và Traik đã xuất hiện trong văn bia Chiêm Thành trên đây, mà, ta có thể đối sánh chúng với các với các địa danh đã xuất hiện trong các thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Hoa như sau (tính từ Nam ra Bắc):
1/ Vijaya, đã xuất hiện trong một bia ký của Jaya Harivarmadeva tìm thấy tại Po Nagar Nha Trang (C.30, A2) khoảng năm 1160 và thường được đề cập đến trong thư tịch cổ Việt Nam với danh hiệu là Trà Bàn/Chà Bàn hay Đồ Bàn hoặc Phật Thệ (Hoàng Xuân Hãn 1966: 62-66; Đào Duy Anh 1964: 174-76) là địa vực nằm trong tỉnh Bình Định ngày nay. Đương thời, tiểu quốc này được thư tịch Trung Hoa gọi là Tân Châu để phân biệt với Cựu Châu hay Amaràvatì ở vùng Quảng Nam ngày nay. Tiểu quốc Vijaya đã phát triển liên tục từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15, được minh chứng bởi các di tích kiến trúc to lớn có niên đại từ thế kỷ 11-15 hiện vẫn tồn tại như Tháp Bạc (c.11th), Bình Lâm (c.11th), Dương Long (c. 12th-13th ), Hưng Thạnh (12th-13th), Cánh Tiên (13th-14th), Thốc Lốc(14th-5th), Thủ Thiện tọa lạc dọc theo sông Côn; còn đầm Thị Nại [Sri Boney] chính là cảng-thị của tiểu vương quốc này; 
2/Amaràvatì, xuất hiện trong văn bia của Java Harivarmadeva tại Mỹ Sơn (C.101) khoảng năm 1157 và tại Po Nagar Nha Trang (C.30) năm 1160 (Southworth 2000: 237-38), là khu vực hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm Mỹ Sơn là thánh địa, Trà Kiệu là hoàng thành và Đại Chiêm Hải Khẩu là cảng-thị. Danh hiệu này được phiên âm là A-mu-la-bu [A-mộc-lạt-bổ] trong Minh sử khoảng năm 1481/1482
3/ Ulik, đã được nhắc đến trong sử sách Việt Nam dưới tên gọi châu Ô và châu Lý hoặc Rí từ đời Trần, năm 1307 [Ulik > Ô-Lý/Ô-Rí]. Vùng đất này được xem là lễ vật của Chế Mân dâng cho vua nhà Trần để cầu hôn với công chúa Huyền Trân gồm khu vực từ phía bắc Đèo Hải Vân nay thuộc vùng đất từ phía nam tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, đặc biệt khu vực xung quanh Huế với di tích quan trọng là Thành Lồi tọa lạc bên dòng sông Hương cùng với các dòng sông khác như Ô Lâu, sông Bồ chảy vào đầm phá Tam Giang, có cửa Tư Hiền/Tư Dung làm cảng-thị với tháp Linh Thái nơi thờ nữ thần Pô Nagar/Po Yang Inu Nagar tương tự thánh địa Pô Nagar Nha Trang của tiểu quốc Kauthara 
4/ Vvyar, đã được đề cập đến trong thư tịch Việt Nam như trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư [Hồng Đức Bản Đồ] có tên là Việt Môn (Hồng Đức Bản Đồ 1964: 48) chính là cửa Việt hiện nay thuộc huyện Gio Linh và Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị [Vvyar > Việt]. Dọc theo sông Thạch Hãn có nhiều di tích nghệ thuật quan trọng đã được phát hiện như Hà Trung, Trà Liên, Thạch Hãn có niên đại từ thế kỷ 9 đến 11/12; và nhiều địa danh có âm cổ của từ Việt như Gio Việt, Việt An, v.v.. Cửa Việt là cửa biển lớn nhất của Quảng Trị và nó cũng là cửa biển quan trọng nhất của khu vực giữa Đèo Ngang và Đèo Hải Vân, cửa Việt có địa thế tương tự cửa Đại Chiêm ở vùng Hội An và hạ lưu sông Thu Bồn của châu Amaravati trong tỉnh Quảng Nam; 
5/ Jriy, đã được nhắc đến với tên là Di Luân Môn trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư [Hồng Đức Bản Đồ] khoảng năm 1630-53; còn trong Bình Nam Đồ [Hồng Đức Bản Đồ] khoảng năm 1653- 90 thì gọi là Nhật Lệ Hải Môn Thâm (Hồng Đức Bản Đồ 1964: 48, 141), tọa lạc ở cửa Nhật Lệ thuộc thị xã Đồng Hới hiện nay. Địa danh Jriy có thể đã được chuyển âm thành Địa Lý (?) vào thời Lý năm 1064. Giữa thế kỷ 16, khoảng năm 1553-55, trong sách Ô Châu Cận Lục có nhắc đến nhiều địa danh có âm tương tự đã tồn tại ở vùng này, chẳng hạn, sông Thổ Rí chảy vào cửa Nhật Lệ (Dương Văn An 2001: 28). Sự biến âm của địa danh này có thể đã được diễn ra như sau: Jriy > Rí/Di > Lý > Lệ. Về vùng phía tây cửa Nhật Lệ có những di tích Phật giáo Chiêm Thành đáng lưu ý như Đại Hữu, Mỹ Đức, Thu Thư thuộc thế kỷ 9-10, v.v.còn về vùng thượng lưu của sông Lý Hòa thì có hang động Phong Nha với các di tích Phật giáo Champa quan trọng;
6/ Traik, địa danh này được nhắc đến dưới thời Lý là Bố Chánh bao gồm các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch tọa lạc ở vùng cửa sông Gianh, có thể từ Gianh là một biến âm của từ Trạch [Traik > Trạch > Gianh] . Đây là vùng đất cực bắc của Champa giáp giới với Đại Việt, nằm ở phía nam Đèo Ngang,cho nên theo minh văn Chăm nêu trên,Jaya Indravamadeva mới bị Hoàng tử Vidyànandana giết tại đây. Vùng này cũng có các di tích nghệ thuật Champa quan trọng như Lâm Ấp Phế Lũy, Hoàn Vương Phế Lũy,và một minh văn Phật giáo Cham tìm thấy ở Ròn thuộc thế kỷ 9-10, v.v..Dựa theo quan niệm Hindu về sự hình thành các tiểu quốc trong mandala Champa, mỗi tiểu quốc được hình thành dựa vào một ngọn núi thiêng, tượng trưng cho thần Siva; và một giòng sông thiêng tượng trưng cho nữ thần Ganga, vợ thần Siva. Dọc theo giòng sông thiêng này mỗi tiểu quốc thiết lập ba trung tâm trọng yếu, đó là: một trung tâm thương mại hay cảng thị tọa lạc ở một cửa sông; một trung tâm quyền lực của hoàng gia hay là hoàng thành; một trung tâm tôn giáo của hoàng gia hay là thánh đô.Vào khoảng thế kỷ thứ 7, căn cứ vào những yếu tố địa dư và những di tích lịch sử đã liên hệ với châu Amaràvatì của Champa ở địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày nay, ta có thể tìm thấy mô hình về sự hình thành của một tiểu quốc được bộc lộ như sau:-Ngọn núi thiêng là núi Mahaparvata/ Đại Sơn Thần hay núi Răng Mèo-Giòng sông thiêng Ganga hay sông Thu Bồn-Cửa sông hay cảng-thị Đại Chiêm Hải Khẩu ,Cửa Đại tọa lạc ở vùng Hội An-Hoàng thành là Simhapura/Thành phố Sư tử ở vùng Trà Kiệu;-Thánh đô là Srisanabhadresvara hay Mỹ Sơn.Những tỉnh thành (tiểu quốc?) có danh hiệu tiếng Chăm nêu trên của miền Bắc Champa đều gắn liền với một cửa biển, nó bộc lộ rằng mỗi tiểu vương quốc thuộc mandala Champa được thiết lập dựa vào một cảng-thị là trung tâm hải thương quốc tế; điều đó đã phù hợp với mô hình ‘riverine exchange network / hệ thống trao đổi ven sông’ của Bennet Bronson nêu ra về sự trao đổi nội và ngoại thương dựa vào những giòng sông chính trong khu vực cùng với sự trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi cũng như giữa những tiểu quốc với nhau, mà, địa lý của vương quốc Champa đã đặc biệt thích ứng Áp dụng mô hình này để tìm hiểu địa-văn hóa/kinh tế của vùng Quảng Nam ngày nay, hay là Amaravati của Champa xưa kia, ta thấy rằng sông Thu Bồn và những chi lưu của nó đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi. Dọc theo những giòng sông lớn này có nhiều khu chợ sầm uất ở miền trung du như Trung Phước, Ái Nghĩa, Túy Loan, v.v… giữ vai trò trung chuyển hàng hóa giữa miền ngược, nơi có những nhóm sắc tộc nói tiếng Môn-Khmer sinh sống và cung cấp các loại lâm sản quý, chẳng hạn trầm hương, quế, sừng tê ngưu, ngà voi, v.v.. với miền xuôi; nguồn lâm sản này được tập trung vào một cảng- thị quan trọng ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn nơi giữ vai trò của một trung tâm ngoại thương mà diện mạo của nó có thể hình dung được qua sự phồn thịnh của cảng-thị Hội An nổi tiếng của Đàng Trong vào những thế kỷ 17-18. Sự phồn vinh của cảng-thị Hội An đương thời chính là sự tái hiện của một cảng-thị Champa trước kia.
Tiểu quốc Vijaya Champa vào đầu thế kỷ 15 (1436) đã được mô tả bởi một học giả Trung Hoa tên là Fei Hsin/Phí Tín, người đã tháp tùng đoàn hải hành của Trịnh Hòa tại Đông Nam Á, như sau: “ xứ này ở dọc theo duyên hải, và có một hải cảng gọi là Tân Châu [Qui Nhơn]. Về phía Tây là Giao Chỉ, và Trung Hoa nối liền về phía Bắc. Khi các chuyến tàu chở hàng của ngoại quốc cập đến xứ này, để đón các sứ thần, vị thủ lĩnh đội một cái mão có ba tầng bằng vàng, mặc y phục thêu thùa, đeo vòng vàng trên ngực và cánh tay, đi giày bằng vỏ đồi mồi và đeo một sợi đai có nạm tám viên ngọc vuông. Ngài trông như một vị thần hộ pháp lộng lẫy. Ngài cỡi một con voi, được hơn năm trăm thổ binh hộ tống trước sau, có người mang gươm bén và giáo ngắn, có người mang khiên giáp sáng ngời, họ đánh trống và thổi tù và bằng vỏ dừa, ngài cùng những cận thần khác đi ra ngoại thành để đón nhận phẩm vật của vua ban. Vị thủ lĩnh xuống voi chắp tay và cúi đầu cảm tạ ơn vua đã ban phẩm vật và xin dâng những cống phẩm của địa phương. Xứ này có nhiều voi và tê ngưu to lớn, vì vậy ngà voi và sừng tê được bán tới những xứ khác với sản lượng lớn” (Su Chung-Jen/Tô Tông- Nhân 1967: 198-211). Qua mô tả trên chúng ta có thể phân tích rằng, người cai quản cảng-thị Tân Châu/Vijaya là một thủ lĩnh/lãnh chúa; còn hoàng thành của nhà vua phải là một nơi khác cho nên vị thủ lĩnh của cảng-thị mới phải đi ra ngoại thành để dâng và nhận phẩm vật của vua ban. Cảng-thị của Tân Châu/Vijaya đương thời tọa lạc tại đầm Thị Nại về phía Ðông-Bắc thành phố Qui Nhơn ngày nay. Quanh đầm Thị Nại có thành Thị Nại (thuộc huyện Tuy Phước), có thể đó là nơi đồn trú của vị thủ lĩnh/lãnh chúa của cảng -thị; về phía Tây có Thành Cha (thuộc huyện An Nhơn), có thể là Thành Chà Bàn sau này (?), đó là nơi đóng đô của nhà vua (Thành Thị Nại và Thành Cha chỉ cách nhau chừng 7 –8 km theo đường chim bay). Các kiến trúc tôn giáo của hoàng gia là các nhóm tháp Bình Lâm, Bánh Ít (thế kỷ 11-12), Dương Long, Hưng Thạnh (thế kỷ 12-13) và các tháp Cánh Tiên, Thủ Thiện, Thốc Lốc (thế kỷ 14 -15). Trong một cấu trúc tương tự về các cảng-thị của Champa, chúng ta có thể so sánh với một phức hệ khác dựa theo sông Trà Khúc của tỉnh Quảng Ngãi nơi có cửa Sa Kỳ /Cửa Đại với thành Cổ Lũy (nơi đồn trú của thủ lĩnh cảng-thị) và thành Châu Sa (nơi đóng đô của vua và hoàng tộc) được thiết lập ở hai bên bờ sông. Chúng tôi mong sẽ có dịp trở lại chủ đề này trong một chuyên khảo khác.Sau khi Lê Thánh Tông đánh chiếm thành Chà Bàn năm 1471, hoàng tộc Champa của Vijaya phải sống lưu vong ở Malacca(khoảng 20000 người); năm 1481/82 một sứ thần được vua Cổ Lai, một vị vua Champa lưu vong, cử đến triều đình nhà Minh dâng sớ nhờ giúp đỡ để lấy lại lãnh thổ đã mất vào tay Đại Việt, trong sớ kể rằng lãnh thổ Champa bao gồm vùng đất như sau: “Đất nước của chúng tôi bao gồm 27 xứ, 4 phủ, 1 châu, và 22 huyện. Lãnh thổ này trải dài về phía Ðông giáp biển, phía Nam giáp Chân Lạp, Tây giáp Núi Rừng của người Lê [Lê Nhân Sơn], và Bắc giáp A-mu-la-bu“ (Wade 2003: 14).Hiện nay, có một làng ở phía nam chân Đèo Hải Vân tên là Nam Ô thuộc thành phố Đà Nẵng, địa danh này góp thêm chứng cứ cho việc xác định châu Ô là ở phía bắc Đèo Hải Vân.Cứ theo Hồng Đức Bản Đồ, 1653-90, (sdd, trang 48) thì thứ tự các cửa biển nay thuộc tỉnh Quảng Bình, tính từ Bắc vào Nam, như sau: Thuận Cô Môn nay là cửa Ròn; Cương Giản Môn nay là cửa Gianh; Di Luân Môn nay là cửa Lý Hoà (?); An Niên Môn nay là cửa Doanh; Nhật Lệ Môn nay là cửa Nhật Lệ (Tập bản đồ hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Bản Đồ, 2003, tr. 38). Như vậy, cũng có khả năng Jriy là Di Luân Môn hay là cửa Lý Hòa [Jriy>Di>Lý] (?). Nhưng theo Đồng Khánh Địa Dư Chí, 1886-87, thì Di Luân Môn chính là cửa Ròn (Đồng Khánh Địa Dư Chí 2003: 1355); còn sách Đại Việt Địa Dư Toàn Biên, thời Minh Mạng, của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu thì gọi cửa Ròn là đồn biển Tấn và cho biết trước đó cửa này gọi là cửa biển Di Luân (Phương Đình Nguyễn Văn Siêu 1997: 246). Theo nhà địa lý học Lê Bá Thảo, thì, vào khoảng thế kỷ 14, có một cái bàu lớn nay gọi là Bàu Sen nối liền với cửa Nhật Lệ thông với biển, cho biết, đương thời cửa Nhật Lệ là một cửa biển lớn (Lê Bá Thảo 2003: 211-15). Trong các cửa biển tại Quảng Bình, cửa Nhật Lệ là cửa quan trọng nhất từ thời Lê, nhưng ngoài ra, cửa Lý Hoà cũng là một thương cảng lớn (Lương Duy Tâm 1998). Tóm lại, hiện thời, chúng tôi chưa thể xác định chính xác địa danh của Di Luân Môn, nhưng đại thể, địa danh Jriy của Chiêm Thành nằm trong địa vực huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Quảng Ninh hiện nay, nó có thể đã được phiên âm thành Di hoặc Lý hoặc Lệ (?).Vùng đất giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân đã được các tác giả người Pháp định danh là Indrapura, về danh hiệu này đã được Southworth phân tích và phủ nhận trong một chuyên khảo về địa-chính trị Champa (Quach-Langlet 1988: 28-29; Southworth 2000: 237-40; Trần Kỳ Phương 2002: 63-74, note 10).Ngoài ra, nhiều cửa biển của những giòng sông chính ở miền Trung mà dựa vào đó có khả năng tồn tại những tiểu quốc độc lập khác mà chúng ta chưa thể xác định được danh hiệu của chúng, mặc dầu những tiểu quốc này đã được đề cập đến trong các thư tịch cổ của Trung Hoa khi liên hệ đến Chiêm Thành với danh xưng là ‘quốc’, chẳng hạn: Môn Độc Quốc, Cổ Đan Quốc, v.v.. Những tiểu quốc này được thiết lập trên những cửa biển sau: Cửa Hàn trên sông Hàn thuộc thành phố Đà Nẵng; Cửa Kỳ Hà trên sông Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam; Cửa Dung Quất trên sông Trà Bồng và Cửa Sa Kỳ/Cửa Đại trên sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi; Cửa Tuy Hòa trên sông Ba hay sông Đà Rằng thuộc tỉnh Phú Yên; Cửa Phan Rí trên sông Lũy và Cửa Phan Thiết trên sông Cà Ty/Cái thuộc tỉnh Bình Thuận (Southworth 2000: 237-244; Trần Kỳ Phương 2002: 64-65). Dọc theo những giòng sông này đều có những nhóm đền-tháp quan trọng như: Khương Mỹ, Phú Hưng (Tam Kỳ, Quảng Nam), Chánh Lộ, Thành Châu Sa, Thành Cổ Lũy (Quảng Ngãi), Tháp Nhạn, Thành Hồ (Phú Yên), Pô Đam, Phố Hài (Bình Thuận), v.v.. là những chứng cứ về sự tồn tại của những di tích hoàng gia Chiêm Thành tại những tiểu quốc đương thời.Tên của ngọn núi thiêng và giòng sông thiêng này đã xuất hiện trong những minh văn Champa được phát hiện tại Mỹ Sơn từ cuối thế kỷ thứ 4 cho đến thứ 7 (Majumdar 1985: III, 4-8; 21-26).Thuật ngữ mandala (circles of kings) được các nhà nghiên cứu dùng để diển tả một hệ thống chính trị kinh tế đã được phát hiện tại hầu hết các quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Mandala là vương quốc bao gồm nhiều tiểu vương quốc hoặc lãnh chúa. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vương thường được thần linh hóa và tự xưng là lãnh đạo của các thủ lĩnh khác, mà trên lý thuyết, đó là những thuộc hạ và chư hầu của họ. Mỗi tiểu vương trong mandala là người duy nhất có đặc quyền được nhận cống phẩm mang đến bởi các sứ thần và là người có uy quyền tối cao lãnh đạo quân đội. Cũng luôn luôn có khả năng xảy ra những tình trạng là một vài vị thủ lĩnh trong mandala có quyền từ chối vai trò chư hầu của họ và cố xây dựng cho riêng họ một hệ thống chư hầu mỗi khi họ có cơ hội nổi dậy. Để ngăn ngừa tình trạng này, tiểu vương trong mandala ứng xử với các chư hầu bằng cách không can thiệp vào nội bộ của những thủ lĩnh địa phương để giữ một khoảng cách tương đối với thủ phủ , và tạo những mối quan hệ hôn nhân hoặc mời họ tham gia vào ứng thí đại biểu của hoàng gia, v.v. (Wolters 1999: 27-40; Nakamura 1999: 60). Nhiều nhà nghiên cứu đã giải thích hệ thống chính trị-kinh tế của vương quốc Chiêm Thành [Champa] theo một mô hình được gọi là ‘ hệ thống trao đổi ven sông/riverine exchange network’. Theo mô hình này, ‘hệ thống trao đổi ven sông’ có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch quốc tế. Ngoài ra,cũng có những trung tâm ở thượng nguồn, đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có gốc từ những vùng xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng không họp chợ bởi các cư dân sống trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thương nguồn. Mỗi tiểu quốc trong mandala có riêng một ‘ hệ thống trao đổi ven sông’ như vậy (Bronson 1977: 39-52; Hall: 1985: 1-25; Hagesteijn 1989;Nakamura 1999: 60). Về việc áp dụng mô hình ‘hệ thống trao đổi ven sông’ để tìm hiểu lịch sử và văn hóa miền Trung, chúng tôi đã bước đầu công bố trong một tham luận tại hội thảo khoa học về ‘Văn hóa làng các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam’ do Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Thành phố Huế tổ chức tại Huế ngày 28 tháng 5 năm 2004 (Trần Kỳ Phương 2004).Trong các tộc người nói tiếng Môn-Khmer ở miền tây Quảng Nam, người Katu là sắc tộc đông người nhất, sống phân bố dọc theo các giòng sông lớn của Quảng Nam như sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Côn, sông Túy Loan, v.v.. Người Katu hiện nay có khoảng 50.000 người sống ở huyện Nam Giang, Tây Giang và Đông Giang (trước kia là huyện Hiên và Giằng) tỉnh Quảng Nam, ngoài ra còn có một bộ phận sống ở huyện Nam Đông phía bắc đèo Hải Vân thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế. Về sinh hoạt kinh tế -văn hóa- xã hội của người Katu, trong đó có mối quan hệ với thương nhân miền xuôi mà người Katu gọi là ‘các-lái’ hay ‘thương-lái’, đã được tường thuật bởi Le Pichon vào năm 1938 trong một chuyên khảo về người Katu ở Quảng Nam (Le Pichon 1938). Theo cụ Quách Xân, một chiến sĩ cách mạng lão thành, mất năm 1999, người đã từng sống nhiều năm với dân tộc Katu tại Quảng Nam trong chiến tranh, thì việc trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi dựa theo sông Thu Bồn vẫn diễn ra một cách sinh động cho đến những năm 50 của thế kỷ trước.Trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi ở vùng Quảng Nam đã được phản ảnh qua câu ca dao sau: “Ai về nhắn với nậu /bạn nguồn, Măng le /Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên”Trong một chuyên khảo dựa vào luận án tiến sĩ của mình, Wheeler cũng đã phân tích và chứng minh rằng cảng- thị Hội An trong các thế kỷ 17-18 đã kế thừa những thành quả về sự thiết lập các mối quan hệ nội và ngoại thương của Champa trong các thế kỷ trước đó. 
Sau khi đã thống lãnh toàn bộ các khu vực có dân cư sinh sống trên vùng duyên hải miền Trung, từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 8, các nhóm người hải đảo gốc Malayo Polynésien bắt đầu thiết đặt nền tảng vật chất để trị vì lâu dài : xây dựng kinh thành, phổ biến lối sống định canh và tổ chức xã hội theo kiểu lãnh chúa. Vì trình độ văn hóa không cao nhưng giỏi chinh chiến, những nhóm này một mặt chỉ lưu giữ một phần của nền văn minh hấp thụ qua các đạo sĩ và thương nhân Ấn Độ (chữ Phạn và văn hóa Ấn Độ) đến đây trao đổi hàng hóa hay tạm trú, mặt khác vẫn duy trì một số tập tục, văn hóa bản địa cổ truyền của mình. Qua những di tích và văn hóa còn lại, người ta nhận thấy tất cả đều có sự pha trộn giữa yếu tố bản địa và Ấn Độ. Tuy vậy, với thời gian, văn hóa Ấn Độ dần dần trở thành yếu tố độc tôn, lấn át văn hóa bản địa ở phía Nam và Trung Hoa ở phía Bắc.
Nhưng các đạo sĩ và thương gia Ấn Độ chỉ truyền bá văn minh, văn hóa, tổ chức xã hội, kỹ thuật hàng hải, buôn bán và canh tác nông nghiệp của họ cho giới vương quyền và các lãnh chúa địa phương mà thôi, quần chúng dân gian không được chiếu cố tới. Sự phân biệt này có nhiều lý do, thứ nhất là quần chúng dân gian không có trình độ văn hóa cao, thứ hai là họ không phải là thành phần có quyền quyết định, thứ ba là sự tuân thủ các điều luật của đạo Bà La Môn, đẳng cấp này không thể giao tiếp với đẳng cấp kia. Và qua đó, những đạo sĩ Bà La Môn dần dần được các lãnh chúa trọng vọng và giữ những vai trò cao trong triều chính để giúp họ cai trị hữu hiệu và lâu bền. 
Luật Manu của đạo Bà La Môn (Brahmanism) phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp (castes). Đứng đầu là Brahman, tức giới đạo sĩ (phần lớn là người Ấn Độ), được cho là sinh ra từ miệng của Brahma (Phạm Thiên), nắm quyền văn hóa tư tưởng và học thuật. Thứ hai là Ksatriya (Lý Đế Lợi), tức đẳng cấp vua chúa, quí tộc, chiến sĩ (phần lớn là người Chăm gốc Nam Đảo), được sinh ra từ hai cánh tay của Brahma nên nắm quyền chính trị và quân sự. Thứ ba là Vaisya (Phệ Xá), tức giới thương gia và phú nông (đa số là người Chăm giàu có và người Thượng gốc Nam Đảo), được sinh ra từ hai đùi của Brahma nên có quyền làm kinh tế và xây dựng. Thứ tư là Sudra (Thủ Đà), tức đẳng cấp thợ thủ công, bần dân (đa số là các sắc dân miền núi và tù binh), được sinh từ hai bàn chân của Brahma chỉ để bị sai khiến và làm nô dịch.
Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và Phật phái Đại Thừa, không thấy có sự phân chia đẳng cấp xã hội trong những bia ký tìm được trên lãnh thổ Bắc Chiêm Thành. Ngược lại trên lãnh thổ Nam Chiêm Thành, đẳng cấp Sudra vẫn tiếp tục tồn tại cho tới thế kỷ 19. Ngày nay đẳng cấp Brahman chỉ còn thấy trong các dịp tế lễ của giáo dân đạo Bà La Môn (các thầy Paseh, Tapah) và đạo Bani mà thôi (các thầy Char, Po Adhya, Po Bac), nhưng đã biến dạng rất nhiều so với nguyên thủy.

Người Champa theo đạo Bà La Môn được gọi là Chăm Jăt, tức người Champa chính thống. Đạo Bà La Môn trở thành tôn giáo chính trong giai đoạn đầu, từ thế kỷ 3 (theo bia Võ Cảnh ở Nha Trang). Tuy gọi là tôn giáo chính nhưng chỉ giới vương tôn quí tộc mới có quyền hành lễ và dự lễ mà thôi, quần chúng dân gian hoàn toàn bị cấm. Đạo Bà La Môn lúc ban đầu phát triển mạnh tại miền Nam Chiêm Thành rồi phát triển ra miền Bắc từ thế kỷ thứ 4, dưới triều vua Bhadravarman I (Fan-houta hay Phạm Hồ Đạt), người sáng lập ra triều đại Gangaraja (sông Gange, Ấn Độ). Đạo Bà Là Môn giữ vai trò độc tôn trong các triều chính cho đến thế kỷ 10, sau đó nhường vai trò lại cho đạo Phật Tiểu Thừa (Thevada). Dưới triều vua Indravarman II (thế kỷ 9), pháp danh Paramabuddhaloka, đạo Phật và đạo Bà La Môn cùng nhau phát triển, nhiều tu viện và chùa được xây dựng tại Đồng Dương thờ Buddha và thần Siva.
Phật giáo Tiểu Thừa tuy được du nhập cùng lúc với đạo Bà La Môn nhưng không phát triển mạnh vì không thừa nhận tính cực đoan của giai cấp cầm quyền đương thời, do đó chỉ phát triển mạnh trong giới dân gian. Phật giáo tại Champa có hai phái : phái Arya Sammitinikaya (Tiểu Thừa) và phái Sarva Stivadanikaya (Đại Thừa), đa số Phật tử Chăm trong giai đoạn đầu theo phái Tiểu Thừa. Miền Nam Chiêm Thành không có dấu vết gì về Phật giáo Đại Thừa ; ngược lại tại miền Bắc, do ảnh hưởng Trung Hoa, Phật giáo Đại Thừa do các tu sĩ Trung Hoa mang vào phát triển mạnh từ thế kỷ thứ 6 đến thứ 9, nhất là trong giới dân gian sinh sống tại châu thổ sông Hồng và sông Mã (Cửu Chân, Nhật Nam), sau đó thì mất hẳn.
Ngôn ngữ của người Champa cũng rất khó xác định. Nói người Champa có một ngôn ngữ đặc thù là không đúng. Thổ dân bản địa lúc ban đầu có lẽ đã trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ cổ Mã Lai,kế là thổ ngữ Nam Đảo.Về sau một số dân cư từ phía Nam tràn lên miền Bắc và miền núi lập nghiệp góp phần pha trộn ngữ âm Môn Khmer vào tiếng địa phương. Rồi những đợt di dân từ ngoài biển (Java, Sumatra), những dân tộc phương Bắc (Văn Lang, Trung Hoa) và những nền văn minh khác (Ấn Độ, Ả Rập) liên tiếp gia nhập vào vùng đất này, ngôn ngữ của người Champa đã biến đổi, phân hóa thành nhiều hệ khác nhau (nhất là các sắc dân miền núi), mặc dầu vậy yếu tố Nam Đảo vẫn là mạnh nhất, ảnh hưởng và chi phối đến lối phát âm chính của người Champa.
Tại miền Bắc, do ảnh hưởng của Trung Hoa những bậc vương tôn có thể đã sử dụng chữ Hán trong các văn thư trao đổi với các quan lại nhà Hán tại Giao Chỉ cho tới năm 192, lúc đó còn là lãnh thổ thuộc nhà Hán (quận Tượng Lâm). Nhưng đến đời con cháu Khu Liên, người sáng lập vương quốc Lâm Ấp đầu thế kỷ thứ 3, nhiều phái bộ được cử sang Giao Chỉ triều cống, các văn thư đều viết bằng chữ Hồ (tức chữ Phạn cổ). Điều này chứng tỏ người Ấn Độ (tu sĩ và thương nhân) đã vào Lâm Ấp truyền giáo và giao thương trước thế kỷ thứ 2 và đã phổ biến chữ viết. Những địa danh và tên các vương triều từ thế kỷ thứ 3 trở đi đều mang tên Ấn Độ, kể cả tên nước (Campapura là tên một địa danh tại miền bắc Ấn Độ). Chữ Phạn trở thành chữ quốc ngữ của vương quốc Champa cổ từ thế kỷ 2. Những bia ký tìm được đều được khắc bằng chữ sanskrit, tức chữ Phạn cổ.
Lâu dần chữ Phạn cổ có nhiều thay đổi. Người Champa pha trộn và biến cải chữ Phạn cổ thành tiếng "Chăm mới", nhất là từ sau thế kỷ 15 khi vương quốc miền Bắc bị tan rã, dân chúng Nam Champa chỉ sử dụng chữ "Chăm mới" và còn áp dụng cho đến ngày nay. Chữ "Chăm mới" có nhiều trùng hợp với các loại chữ viết của các dân tộc hải đảo Đông Nam Á, nhất là với ngôn ngữ MalaysiaIndonesia.
Đạo Hồi được người Ả Rập truyền bá vào Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 7, mạnh nhất là trong các quần đảo Sumatra, Java, bán đảo Mã Lai và các hải đảo nhỏ phía đông nam Philippines. Người "Java" (cách gọi chung những nhóm dân cư hải đảo thời đó) hấp thụ giáo lý đạo Hồi qua các giáo sĩ và thương nhân Ả Rập trốn chạy những cuộc thánh chiến đẫm máu đang xảy ra quanh vùng biển Địa Trung Hải và Trung Đông từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9. Yếu tố hấp dẫn dân cư Nam Đảo theo đạo Hồi là tính (thiện) tuyệt đối của nó : không tôn thờ hình tượng và xây dựng đền đài như đạo Bà La Môn. Dân cư hải đảo, đa số là thành phần ngư dân, đã theo đạo rất đông vì không muốn tham gia xây dựng đến đài tôn thờ các vị thần Ba La Môn giáo nữa. Khi các "hải tặc Java" (cách gọi những ngư phủ không hành nghề đánh cá mà chỉ chuyên đi cướp bóc ngoài khơi Biển Đông) đổ bộ lên miền Trung, họ đã mang theo một số sinh hoạt của nền văn minh và văn hóa Hồi giáo đến với các nhóm dân cư bản địa. Đó chỉ là những hiện tượng rời rạc vì đa số dân cướp biển không có trình độ văn hóa cao, không thể vừa cướp bóc vừa truyền đạo.
Nhiều thuyền buôn Ả Rập từ các hải cảng Basra, Siraf và Oman đã đến buôn bán với Champa trong các thế kỷ 7 và 9, nhưng không được đón tiếp nồng hậu vì ngôn ngữ bất đồng, do đó không thể truyền đạo cho dân chúng địa phương. Hơn nữa thương nhân Ả Rập không ở lại như người Ấn Độ vì sợ cướp bóc, thêm vào đó họ cũng không thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Trung. Đạo Hồi được truyền bá vào vương quốc Chiêm Thành qua trung gian các nhà ngoại giao và thương nhân Java và Sumatra ngoài khơi Biển Đông. Vì lẽ đó, đạo Hồi tại Champa có nhiều khác biệt so với đạo Hồi chính thống. Mốc thời gian đạo Hồi được du nhập vào Champa là thế kỷ 10. Dưới thời vua Indravarman III (918-959), tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara nhận cho một số gia đình hoàng tộc Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqib Amr, Ali (trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java) vào tị nạn. Những người này đã nhân dịp truyền bá luôn giáo lý đạo Hồi cho các gia đình hoàng gia Champa.
Trong các thế kỷ sau mới có thêm các giáo sĩ, thương gia và giáo dân Hồi giáo Java từ Biển Đông vào giảng dạy giáo lý, 
lần này cho quần chúng. Qua tư cách và lối sống đạo của các người Hồi giáo Java, giáo lý đạo Hồi chinh phục nhanh chóng đức tin của quần chúng Champa, thật ra họ cũng không muốn bị tước hết tài nguyên nhân vật lực để xây dựng những đền đài Bà La Môn giáo nữa. Nhiều người Champa đã được thương nhân và giáo sĩ Java đưa sang Ả Rập học đạo. Đạo Hồi được đông đảo người theo và trở thành tôn giáo thứ hai của vương quốc Champa, sau đạo Bà La Môn, từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 15. Chữ Ả Rập được du nhập vào vương quốc Champa cùng với đạo Hồi, nhưng không lấn át được chữ Phạn. 
Vị vua theo đạo Hồi được biết đến nhiều nhất là Po Alah (Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah), trị vì 36 năm (1000-1036) tại Sri Bini (Qui Nhơn). Po Alah học đạo ở La Mecque 37 năm rồi mới về nước trị vì. Dưới triều vua Po Alah, đạo Bà La Môn và đạo Hồi phát triển rất mạnh, nhiều đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo được xây dựng tại Amavarati (Mỹ Sơn-Quảng Nam). Đạo Hồi rất thịnh hành tại Thuận Hải (các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), nhưng cũng biến cải dần theo thời gian, theo phong tục và lối sống của người địa phương, mất dần tính chính thống của đạo Hồi Ả Rập. Đạo Hồi tại Thuận Hải có tên là đạo Bani (Hồi giáo biến cải), người Champa theo đạo Bani được gọi là Chăm Bani để phân biệt với người Chăm theo đạo Hồi chính thống, gọi là Chăm Islam. 3/5 người Chăm tại Thuận Hải theo đạo Bà La Môn, 2/5 còn lại theo đạo Bani. Tuy vậy tại Thuận Hải cũng có ba làng Chăm Islam (2 ở Văn Lâm và 1 ở Phước Nhơn, huyện Ninh Phước, chiếm tỷ lệ 30% so với người theo đạo Bani). 
Về sau, khi bị áp bức và chiến tranh đe dọa, một mảng lớn giáo dân theo đạo Bà La Môn và đạo Hồi chạy sang Chân Lạp và Java sinh sống. Khi định cư tại Chân Lạp, người Chăm bị nhóm Hồi giáo Mã Lai đồng hóa, cộng đồng Champa và Mã Lai tại đây được gọi chung là Khmer Islam. Tại Chân Lạp sau một thời gian xung đột chính trị và tôn giáo với người Khmer (theo đạo Bà La Môn và Phật giáo Tiểu Thừa), một số người Champa đã chạy về Châu Đốc lập nghiệp, đa số là thành phần tu sĩ, trí thức, nông dân và thương nhân. Người Champa tại đây học kinh Coran viết bằng chữ ẢRập. Được những thương nhân ẢRập di cư truyền cho cách thức buôn bán, người Khmer Islam và Chăm Islam rất giỏi buôn bán.

Tại miền Trung, các thầy Char (Po Char) của người Chăm Bani thay mặt giáo dân giữ đạo. Tín đồ Bani chỉ giữ đạo vào mùa chay (ramadan) mà thôi, không nhất thiết phải cầu kinh 5 lần một ngày hay ăn chay trường. Ngược lại người Chăm theo đạo Hồi tại Châu Đốc giữ đạo đúng theo luật của Hồi giáo chính thống : tín đồ đều hướng về La Mecque 5 lần trong ngày để cầu nguyện, họ rất kiêng cử trong việc ăn uống và rất khắt khe trong việc lập gia đình.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét