Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Tục cưới hỏi của người Chăm An giang


Tục cưới hỏi của người Chăm An giang


Dân tộc Chăm – một dân tộc có bề dày lịch sử trên dãi đất miền trung Việt nam. Đã từng để lại những dấu tích oai hùng mà đến nay vẫn còn sừng sững , hiêng ngang thách thức mọi sóng gió dập dùi. Nhưng ở đâu đó xa xôi về phía nam, giữa một châu thổ Cửu long giang trải dài với những cánh đồng bất tận xanh rì, với những ánh nước vẫy vùng bởi đàn cá kiếm ăn theo bầy . Nơi đó cũng có người anh em của họ ngày đêm đang mệt mài bên khung cửi thiêu dệt nên những câu chuyện cổ tích làm lan tỏa sắc Chăm thắm vào từng giọt phù sa của vùng đồng bằng châu thổ.

Cô dâu chú rễ trong trang phục truyền thống
      Người Chăm An giang nói riêng và người Chăm ở vùng Nam bộ nói chung có giọng nói và nét văn hóa gần như giống nhau và tất cả đều theo Islam. Họ có những nét văn hóa riêng độc đáo rất khác so với người Chăm ở vùng Thuận Hải , mà tiêu biểu ở đây tôi xin trình bài vài nét về phong tục cưới của họ.
Người Chăm An giang theo phụ hệ nên khi dạm hỏi đàn trai phải sang nhà gái dạm hỏi và phải chịu tiền thách cưới. Trước tiên nhà trai nhờ một người có uy tín trong plei sang nhà gái dọ ý, khi nhà gái chụi thì nhà trai mới mời họ hàng sang để làm lễ dạm hỏi gọi là “tamâ khia”. Trong lễ dạm hỏi này nhà gái đặc những điều kiện và đưa ra tiền thách cưới.
Sính lễ nhà trai trong lễ "kalaoh panuec"
    Khi được sự đồng ý trong thỏa thuận cả hai nhà tiến đến làm lễ “kalaoh panuec” tạm dịch là “ dứt lời” trong ngày lễ nhà trai phải dâng lễ vật là một mâm đầy ấp trái cây và nhà gái đáp lễ lại bằng những khay bánh đầy.
Sính lễ nhà gái trong ngày "kalaoh panuec"
     Sau lễ “kalaoh panuec” là lễ “ikak tangân” tạm dịch là “cột tay”. Đây là giai đoan đã gần tới ngày cưới. Trong lễ “ikak tangân” nhà trai phải dâng những lễ vật đắc tiền với những đồ vật truyền thống ( áo dài, váy, khăn mat’ra, giày , dép…) và các đồ vật sử dụng hàng ngày ( lược , đồ trang điểm….)
     Sau đó ha họ tiến hành đến lễ cưới chính thức.Thật ra lễ cưới trong Islam chỉ là phụ. Chủ yếu là lễ “Kabul” trong thánh đường. Tức lễ mà nhà gái đứng công khai tuyên bố gả người con gái và người con trai cũng công khai tuyên bố chấp nhận.
Chú rễ sau lễ "Kabul" trong thánh đường
    Lễ cưới của người Chăm An giang diễn ra trong hai ngày và một đêm. Ngày thứ nhất là lễ “ Jumnait” trong lễ “ Jumnait” này có lễ “ tagok khagé” “ lên ghế”, mời bà con dòng họ đến ăn uống và văn nghệ. Nhưng trong ngày cưới này chủ yếu là bà con họ hàng và người cùng xóm. Không có khách xa.
Tiếp theo là đêm “ Malam anâk dara” hay “ malam anâk dam”. Đây là đêm hội mà trai thanh nữ tú có cơ hội gặp mặt nhau. Cô dâu, chú rễ mời bạn bè đến chung vui , hát hò đến tận khuya.
Văn nghệ đêm "malam anâk dara"
      Và sáng sớm hôm đó là “ harei he” hay nôm na là ngày đưa chú rễ về nhà gái. Đây là tập tục còn sót lại của chế độ mẫu hệ xa xưa. Tuy vậy người Chăm luôn quan niệm đưa đàn ông đến làm chủ gia đình, quán xuyến và lo lắng cho cuộc sống của cả một đời người vợ. Chú rễ đựợc đưa đi với áo lọng chỉnh tề sau khi được hát tiễn biệt với bài “ la amék la imâ”.
Chú rễ được đưa qua nhà gái
     Tối hôm đó các cụ già có tuổi được mời tới thấp trầm hương và cột mùng cho cô dâu chú rễ. Sau ba ngày động phòng nhà gái làm lễ “walimah” mời đàn trai và họ hàng tới ăn coi nhưng xong việc cưới hỏi….người Chăm An Giang muốn có vợ đâu phải dễ…hiii..hiii.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét