Quá trình Nam tiến của người Việt trong thế kỉ XVII- XVIII
Bối cảnh của quá trình Nam tiến
Đại Việt thế kỉ XIV là một thế kỉ của khởi nghĩa nông dân và nôị chiến. Từ khi Uy Mục Đế lên làm vua, chính sự trong nước bắt đầu rối ren qua cái thời thịnh trị của Lê Thánh Tông Hoàng Đế. Sau đó Giản Tu lên làm vua tức Tương Dực Hoàng Đế, đất nước càng thêm rối ren, khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi. Trong đó có khởi nghĩa của Trần Cảo, có lúc ông đã chiếm được Đông Đô và cùng thời gian này Chiêu Tông tuy chỉ 14 tuổi nhưng đã lên ngôi vua. Mạc Đăng Dung có công trong dẹp giặc ngày càng lộng hành, vì vua còn quá nhỏ nên Mạc Đăng Dung nắm mọi quyền sau đó cướp ngôi vào năm 1427.
Nguyễn Hoằng Dũ cũng là một công thần trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa Trần Cảo, sau khi Hoằng Dũ chết con của ông là Nguyễn Kim lên thay. Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim cùng gia thuộc chạy sang Ai Lao. Nguyễn Kim tập hợp quân mã phò vua Lê, lúc bấy giờ vua Trang Tông kế ngôi Chiêu Tông đã bị giết. Sau ít lâu Nguyễn Kim chết binh quyền nằm hoàn toàn vào tay con rễ là Trịnh Kiểm, để yên tâm nên Trịnh Kiểm quyết trừ khử Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng là 2 hai người con trai của Nguyễn Kim. Sau khi bứt hại Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng rất lo lắng và giả điên, đồng thời ông cho sứ giả hỏi Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Kiêm có tiếng giỏi thuật số, Nguyễn Bỉnh Khiêm không đáp chỉ nhìn núi non bộ trước sân rồi ngâm lớn: “ Hoành Sơn nhứt đái, vạn đại dung thân”( nghĩa là một giải núi ngang, có thể dung thân muôn đời). Sứ giả về thuật lại, ông hiểu ý, Nguyễn Ư Dĩ cùng bàn nên lánh mình ở phương xa vậy nên nhờ chị là bà Ngọc Bảo (vợ của Trịnh Kiểm) nói với Trịnh Kiểm xin cho lãnh đất Thuận Hóa nơi hiểm cố để giữ mình, rồi sau đó tính kế khác. Bà Ngọc Bảo xin cho em vào trấn thủ Thuận Hóa.
Thuận Hóa vừa được nhà Lê lấy lại trong tay nhà Mạc, đã đặt tam ty (Đô Ty, Thừa Ty và Hiến Ty) và phủ, huyện để cai trị, nhưng nhà Mạc đương khấy động, lòng dân chưa uy phục hẳn. Nhà Mạc cũng đương mưu đánh nhà Lê ở mặt Bắc lẫn mặt Nam. Tình trạng ấy khiến Trịnh Kiểm lo âu, nên ông chấp nhận thuận lời xin của vợ.
Đời vua Anh Tông, năm Mậu Ngọ, Chính Trị năm đầu (1558), tháng 10, Đoan quận công Nguyễn Hoàng và đoàn tùy tùng đến cửa Việt vào sông Quảng Trị, đóng dinh tại làng Ái Tử. Năm ấy ông 34 tuổi. Đoàn tùy tùng khá đông. Danh vọng của cha, những đức tính của ông đã làm cho người đồng hương kính mến, nên hương khúc huyện Tống Sơn và nghĩa dõng Thanh Hoa, Nghệ An cũng tình nguyện theo vào. Nguyễn Hoàng lo xây dựng hành chính nơi đây, dần dần thay hết những quan chức của họ Trịnh bằng người của mình, tiêu diệt hết giặc cướp và tàn dư của họ Mạc. Khuyến khích nhân dân mở đất khai hoang, lập làng, mở chợ, thuế má nhẹ,.. nhân dân phấn khởi, xứ Thuận Hóa ngày một xung túc. Để tạo lòng tin với vua Lê và chúa Trịnh, vào năm 1592 ông đem quân ra Bắc giúp vua Lê đánh Mạc và ở đó đến 8 năm. Do ở lâu ngoài Bắc, khiến ông lo lắng, để bảo toàn cho tính mạng vào năm 1600 ông lén trốn về Nam đi ngang cửa biển Đại An đã xúi giục Phạm Ngạn và Ngô Đình Ba nổi loạn tạo điều kiện cho ông vào Nam thuận lợi. Sau sự kiện nổi loạn cửa biển Đại An , Trịnh – Nguyễn đoạn tuyệt cục diện Bắc Nam chiến tranh vừa chấm dứt nay lại xuất hiện tranh hùng Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phương nam của các chúa Nguyễn
Thái tổ Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, sau kiêm lãnh xứ Quảng Nam, mà đất cực Nam của Quảng Nam là huyệnTuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhân, tức là phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay. Bên kia đèo Cù Mông là nước chiêm Thành.
Năm Tân hợi (1611), Thái tổ sai chủ sự là Văn Phong đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm phủ Phú Yên, gồm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa, cho văn Phong làm Lưu thủ. Đó là bước Nam tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn.
Xem đó ta thấy rằng chúa Thái tổ đã nuôi chí mở rộng lãnh thổ để xây dựng cơ nghiệp, mà mở rộng về ngã nào, nếu không phải là phía Nam, phía mà các triều đại trước như Lý, Trần, Lê đã hướng về, và chính chúa đã tiếp bước năm Tân Hợi.
Năm Quý Tỵ (1653), đời chúa Thái Tông bước một bước nữa trên đường tiến vào đất Chiêm Thành. Vua Chiêm là Bà Tấm xâm lấn Phú Yên, chúa sai Cai cơ Hùng Lộc làm Thống binh, Xá sai Minh Võ làm Tham mưu, đem 3000 quân đi đánh. Quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành địch, lại ban đêm phóng hỏa đốt trại địch, đại phá quân Chiêm. Bà Tấm bỏ chạy, quân ta chiếm đất trên sông Phan Rang, Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân đem thư đến xin hàng, Hùng Lộc báo lên Chúa, Chúa y cho, khiến lấy sông Phan Rang làm giới hạn, từ phía tây sông trở vào vẫn để cho Chiêm Thành, Chiêm Thành phải giữ lệ cống, từ phía đông sông đến Phú Yên ta lấy, đặt làm dinh Thái Khương ( Khánh Hòa ngày nay), chia làm hai phủ là Thái Khương (Ninh Hòa ngày nay) và Diên Ninh (Diên Khánh ngày nay), sai Hùng Lộc trấn giữ dinh Thái Khương.
Thời chúa Hiển Tông, năm Nhâm thân (1692) Vua Chiêm là Bà Tranh đem quân đắp lũy, cướp giết nhân dân phủ Diên Ninh, dinh Bình Khương báo lên. Tháng 8, Chúa sai Cai cơ Lê Tài hầu Nguyễn Hữu Kính ( con Nguyễn Hữu Dật) làm Thống binh, Văn chức Nguyễn Đình Quang làm Tham mưu, đem quân Chánh dinh cùng quân Quảng Nam và Bình Khương đi đánh. Tháng giêng năm sau, ( Quý dậu 1693), quân Việt đánh bại Chiêm Thành, Bà Tranh bỏ chạy, đến tháng 3 thì bắt được Bà Tranh cùng một Viên quan là Tả Trà Viên Kế Bá Tử và một người trong hoàng gia Chiêm là Nàng Mi Bà Ân. Chúa Nguyễn bèn sáp nhập nước Chiêm vào bản đồ nước mình, đặt làm một trấn, tên là Thuận Thành. Nhưng người Chăm nổi loạn liên tục, Chúa Nguyễn chưa tiện đặt quan lại người Việt, bèn phong Kế Bá Tử làm Phiên vương trấn Thuận Thành.
Tóm lại, từ năm Quý dậu (1693), chúa Nguyễn đã chiếm hết đất Chiêm Thành, chỉ để lại cho họ một khoảnh đất Thuận Thành và một tước Phiên vương, cũng do quân ta kiểm soát, để an ủi họ mà thôi. Nhưng rồi sau đó chẳng bao lâu, biến cố dồn dập, Thuận Thành cũng xóa bỏ và Chiêm Thành bị xóa hẳn tên trên bản đồ.
Đầu Tây lịch kỉ nguyên, nước Phù Nam là một trong những quốc gia có tổ chức mạnh vững ở Đông Nam Châu Á, kinh đô ở Vyadhapura, ở đông bắc Kampot, giáp tây bắc Châu Đốc ngày nay. Lãnh thổ nước Phù Nam gồm nước Cao Miên, cùng xứ Nam bộ ngày nay, và có lẽ cả bán đảo Malacca nữa. Họ thuộc giống người Nam Đảo, thâm nhiễm văn hóa Ấn Độ, theo Balamon giáo, dùng chữ viết pháp luật Ấn Độ, quan niện vương quyền theo Ấn Độ. Nước Phù Nam có một đời sống kinh tế hoạt động, ngoài canh nông, họ còn buôn bán với ngoại quốc, thuyền buôn các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai và cả La Mã nữa đã tới lui Óc Eo, cửa biển chánh của nước ấy. Thế kỉ thứ III Phù Nam đã giao thiệp với Trung Quốc.
Sau khi vua là Rudravarman chết, thế kỉ thứ VI, thì các tiểu vương chư hầu không thần phục nữa. Một tiểu vương, cháu Rudravarman, trị vì ở phía bắc Phù Nam, tại miền Sambor là nước Kambuja (do đó có tên là Cam Bốt), Tàu và ta gọi là Chân Lạp, ta còn gọi là Cao Miên, đem quân xuôi dòng sông Cửu Long (Mekong), chiếm kinh đô Vyadhapura, lên ngôi vua, lấy hiệu là Bhava- Varman (550-600), quyền uy ở lưu vực sông Cửu Long đã từ Phù Nam truyền sang vua Kambuja, tức vua Chân Lạp. Năm 802, Jaya Varman 11 thống nhất Chân Lạp, thoát li Java và đặt nền tảng cho đế quốc Khơme. Đến thế kỉ XIV xãy ra một cuộc cách mạng quan trọng về chính trị và tông giáo đã để lại những hậu quả tai hại lớn lao về kinh tế. Chân Lạp đi vào con đường suy vong, không sao ngăn cản được. Dưới triều Ta Chay và con là Nippean Bat (1340-1346) Chân Lạp đã mất các thuộc địa ở Xiêm, ở Ai Lao và các miền ở lưu vực thượng lưu sông Menam.
Từ thế kỉ XVII đã có nhiều người Việt Nam đến hai xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp, tức Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay để vỡ đất làm ruộng. Vua Chân Lạp Chey Chette 11 muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm hùng mạnh nguy hiểm kia, đã xin cưới một công chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa và chúa Hi tông, có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gã cho vua Chân Lạp một công chúa, Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu này đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và nhiều nhà buôn bán gần kinh đô.
Đến năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kor (Sài Gòn ngày nay), và được đặt ở đấy một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta chấp thuận và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đất ấy làm ăn, rồi lấy cớ để giúp chính quyền Miên gìn giữ trật tự, còn phái một tướng lãnh đến đóng ở Prey Kor nữa. Khi Chey Chetta mất, vùng đất từ Prey Kor trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành, tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai.
Năm sau (1659), Nặc Ông Chân chết, chúa Nguyễn phong So làm vua Chân Lạp, lấy hiệu là Batom Reachea (1660-1672). Năm 1672, vua Batom Reachea bị Chey Choetha III giết, em là Ang Tan chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng rồi Chey Choettha cũng bị người phe của Chan do vợ Battom Reachea xui sử, giết. Ang Chei (1673-1674) sử ta gọi là Nặc Ông Đài, con đầu của Battom Reachea lên ngôi. Nặc Ông Đài đắp lũy ở thành Nam Vang, làm bè nổi, dừng xích sắt chận các cửa sông rồi tiến xuống chiếm Sài Côn, có binh Xiêm đến cứu viện. Ông đài đắp một lũy đất ở địa đầu Mỗi Xuy, ngoài trồng tre gai, trong đặt quân đội phòng thủ, thế rất kiên cố. Trãi qua một năm, không thấy chúa Nguyễn phản ứng gì, quân của Ông Đài giãi đãi việc phòng thủ, tan ra đi làm ruộng rẫy. Đầu năm Giáp dần (1674), chúa Thái tông sai Cai cơ đạo Nha Trang thuộc dinh Thái Khương là Nguyễn Dương Lâm làm Thống binh, Tướng thần lại Thủ hợp là Nguyễn Diên Phái làm Tham mưu, Văn Sùng làm Thị chiến, đem quân đi đánh. Em Ông Đài là Ang Saur sử ta gọi là Nặc Thu, đuổi quân đội Việt Nam, Nặc Nộn chạy sang Sài Côn, Nặc Thu lên làm vua, lấy hiệu là Chey Choetha IV, được chúa Nguyễn phong vương và Nặc Nộn có lẽ được phong Obareach mà sử ta gọi là đệ nhị vương.
Năm Kỉ mùi (1679), một tập đoàn di dân lớn người Trung Quốc đến khai thác đất Thủy Chân lạp để rồi sau trao cho chúa Nguyễn. Tháng giêng năm ấy, dư đảng của họ Trịnh ở Đài Loan là Tổng binh Long Môn Ngọ Ngạn Địch Phó Tướng Hoàng Tiến và Tổng binh Cao Lôi Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình, đem binh lính và quyến thuộc hơn 3000 người và hơn 50 chiếc thuyền, chạy vào đậu dọc theo bờ biển từ cửa Eo đến cửa Đà Nẵng.
Ở Mỹ Tho bọn Dương Ngạn Địch cũng lập Mỹ Tho đại phố, tàu thuyền tới lui buôn bán đông đúc, lại nhóm hợp người Tàu, người Miên, người Việt, vỡ đất làm ruộng, chia lập trang trại, thôn ấp.
Có viên quan Chân Lạp là Êm nổi loạn, nhờ chúa Nguyễn giúp quân lính và đã hứa là sẽ nhường các tỉnh Prey Kor (Sài Gòn), Kampeap Srekatrey (Biên Hòa), Bà Rịa để đền đáp. Năm 1699, Êm đem quân Việt theo sông Mê Kong tiến lên đến Kompong Chnang, nhưng bị đẩy lùi, trở về 3 tỉnh này, Êm bị giết. Nhưng nhân đó, chúa Hiển Tông đã công khai chiếm đất ấy, đặt quan cai trị.
Năm Mậu dần (1698) Chúa sai thống suất Nguyễn Hữu Kính vào kinh lược, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai đặt huyện Phước Long lập dinh Trấn Biên( Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Côn đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn( Gia Định ngày nay). Đặt phủ Gia Định để thống thuộc hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Với phủ Gia Định, bấy giờ chúa Nguyễn đã có đất nghìn dặm, 4 vạn hộ dân. Chúa sai chiêu mộ thêm lưu dân từ Bố Chính trở vào Nam đến ở, thiết lập xã, thôn, phường, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền. Người Tàu cũng khá đông rồi, bèn lập làng xã cho họ và bắt đầu chính sách đồng hóa.
Đất Mỹ Tho hình như bấy giờ chưa trực tiếp thuộc quyền phủ Gia Định mà do các tướng Long Môn kiểm soát một cách lỏng lẻo. Người dân được tự do làm ăn, muốn ở đâu thì ở, muốn khai khẩn đất chỗ nào tùy ý. Có những người định cư ở những nơi xa xôi như trên núi để khai thác lâm sản, trên bờ biển để đánh cá, hạng người ấy thì không thuộc chính quyền nào cả.
Từ khi Dương Ngạn Địch đến Mỹ Tho, Nguyễn Hữu Kính lập Phủ Gia Định, thì tỉnh Gia Định, tỉnh Biên Hòa ngày nay đã công nhiên thuộc vào bản đồ Nam Hà, còn trên đất Mỹ Tho, Chúa đã cho đặt được một thứ bán chính quyền. Như vậy, uy lực của chúa Nguyễn đã đến sông Tiền Giang, còn bên kia sông Tiền Giang vẫn thuộc đất của Chân Lạp. Một người Trung Hoa khác sẽ đem dâng Chúa một giải đất ở tận trên bờ biển ở vịnh Tiêm La để Chúa dùng làm bàn đạp và từ đấy tiến trở lên phía bắc, nối liền với Tiền Giang.
Mạc Cửu quê ở phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, nguyên là một chủ thuyền buôn, rất hoạt động, thường sang buôn bán ở Phi Luật Tân, có lẽ đã cộng tác mật thiết với họ Trịnh ở Đài Loan trong việc khuếch trương mậu dịch Đài Loan ở Hải Ngoại. Sau khi thấy nhà Minh không thể phục hưng được, ông không chịu cạo tóc, gióc bím theo nhà Thanh, chạy sang cư ngụ ở đất Chân Lạp, làm quan với Chân Lạp. Thấy chính cuộc nước này rối ren mà ở đất Màng Khảm, thuộc tỉnh Ream của Miên có nhiều người buôn bán ngoại quốc tụ họp, ông đến ở đấy, mở sòng bạc để lấy xâu, lại đào được một hầm bạc chôn, nên trở thành giàu có. Mạc Cửu bèn xây một ngôi thành trên bờ biển, mở phố xá rồi chiêu tập lưu dân đến ở các nơi Phú Quốc, Cần Bột( Campot), Rạch Giá, Luống Cày, Hương Úc, Cà Mau, lập thành 7 xã thôn. Tương truyền đất Màng Khảm có người Tiên thường hiện trên sông, nên đặt tên là Hà Tiên. Nhưng vào khoảng 1687- 1688 quân Xiêm vào cướp phá Hà Tiên, đưa Mạc Cửu về Xiêm, cho ở hải cảng Vạn Tuế Sơn. Sau một thời gian, ông lén trở vê Long Kì rồi vào khoảng năm 1700 trở về Hà Tiên.
Từ năm 1698, chúa Nguyễn đã lập phủ Gia Định, địa vị của người Việt trên đật Thủy Chân Lạp đã vững chãi, thế lực đương có cơ phát triển, còn ở Chân Lạp thì nội loạn tiếp tục, người Xiêm luôn luôn can thiệp và chờ cơ hội để xâm lấn. Vì tình hình ấy và muốn duy trì địa vị mình, nên Mạc Cửu theo lời khuyên của mưu sĩ họ Tô, năm Mậu Tí(1708), cùng bộ thuộc là bọn Trương Cầu, Lý Xá, đem ngọc, lụa đến Thuận Hóa dâng biểu xưng thần, xin cho làm Hà Tiên trưởng. Chúa Hiển Tông thấy Mạc Cửu tướng mạo khôi kiệt, tiến thối cung kính, cẩn thận, nên bằng lòng cho làm thuộc quốc, trao cho chức Tổng binh và ấn thu để giữ trấn Hà Tiên, khi Cửu về, chúa sai Nội thần tiễn đưa đến ngoài cửa đô thành. Như vậy, Hà Tiên trở thành gần như đất chư hầu của chúa Nguyễn, Mạc Cửu bèn xây dựng dinh ngũ, nhân dân đến ngày càng thêm đông. Năm Tân Mão(1711) ông lại đến Thuận Hóa yết Chúa để tạ ân.
Thời chúa Túc tông, năm Tân hợi (1731), có người Ai Lao di cư ở Chân Lạp tên là Sá Tốt, nói mình được số tiền định để đánh đuổi người Việt ở trên đất Chân Lạp, nhiều người Chân Lạp tin theo. Sá Tốt khởi binh cùng nhiều người Chân Lạp giết người Việt ở Cầu Nam( Ba Nam) rồi xuống cướp Gia Định, Chúa Túc tông lấy cớ tái lập an ninh, sai Thống suất Trương Phước Vĩnh điều khiển binh các đạo đi đánh. Bấy giờ các dinh ở Gia Định đều có Thủ tướng, Chúa thấy rằng việc quân ở nơi biên khổn cần phải có một cơ quan thống suất, nên đặt chức Điều khiển, sai Trương Phước Vĩnh giữ chức ấy, quan binh các dinh, trấn đều thuộc về, lại đặt nha như ở phía Nam dinh Phiên Trấn, gọi là dinh Điều khiển.
Trương Phước Vĩnh huy động cấp tốc Cai cơ Đạt Thành ra chống giặt ở Bến Lức (Lật Giang), cô quân không có cứu viện, Đạt Thành bị giết chết.
Thống binh Trần Đại Định (con Trần Thượng Xuyên, được thay cha giữ chức Thống binh để thống lĩnh tướng sĩ Long Môn) suất lãnh thuộc tướng Long Môn đón đánh giặc tại Vườn Trầu (Phù Viên), phá tiền quân của giặc, Đại địch đắp lũy Hoa Phong để ngăn giặc. Trương Phước Vĩnh sai Giám quân Cai đội Nguyễn Cữu Triêm đem quân cứu ứng Bến Lức, giặc bị đánh bại rút lui về Vũng Gù, Phước Vĩnh chia quân đi ba đường cùng một lúc tiến phát, quân Lào tan chạy, núp trốn vào rừng sâu.
Sau cuộc dụng binh đánh Sá Tốt và thành công này, chúa Túc Tông buộc Nặc Tha chánh thức nhường hai tỉnh Me Sa và Long Hor (tức đất Mỹ Tho và Vĩnh Long), hai tỉnh này tuy người Việt đã chiếm rồi, nhưng trên pháp lý vẫn còn là của Chân Lạp. Trên đất Long Hồ, chúa đặt châu Định Viễn và lập dinh Long Hồ, cho châu Định Viễn thuộc vào, còn Mỹ Tho thì vẫn để như tình trạng cũ, sau này, năm 1772, mới đặt chính quyền chính thức.
Năm Đinh Sửu (1775), Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, người chú họ là Nặc Nhuận quyền coi việc nước, các quan Gia Định xin lập Nặc Nhuận làm vua để tỏ ân nghĩa và giữ nguyên biên cương, chúa Thế Tông buộc phải hiến hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc mới lập. Vừa lúc ấy con rễ của Nặc Nhuận là Nặc Hinh giết Nặc Nhuận để cướp ngôi, con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên. Thống suất Trương Phước Du thừa diệp tiến đánh, Nặc Hinh chạy đến Tầm Phong Xuy, bị viên quan Ốc Nha Uông giết chết. Bấy giờ Mạc Thiên Tứ cũng bẫm xin hộ cho Nặc Tôn, chúa Nguyễn bèn sắc phong Nặc Tôn làm vua Cao Miên, sai Thiên Tứ cùng quân sĩ 5 dinh hộ tống về nước, Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long ( tỉnhg An Giang sau này) và hai quận Tầm Độn, Xuy Lạp ( thuộc tỉnh Vĩnh Long sau này).
Những cuộc tranh giành trong cung đình đạt đến một cảnh tượng ghê tởm chưa từng thấy. Cháu nội của Ang Tong, hoàng thân Preah Outey bắt giết Ang Hing và em là Ang Duong đã đi tu, giết luôn người quả phụ và người con đầu của Ang Hing. Còn người Việt thì khấy động trong các miền Nam Cao Miên, ở giữa nhánh tây sông Mekong, Hà Tiên và núi Bắc Lim, gián điệp của họ khích thích các tỉnh Treang, Benteay Meas, Bati, Preykrabas nổi dậy. Vua Ang Tong bị bức bách phỉa nhường đất Phsar Đek ( tức Sa Đéc sau đó), 2 quận của tỉnh Long Hor và tỉnh Meat Chrouk ( tức Châu Đốc sau đó). Nguy hơn nữa, hoàng thân Preah Outey nổi lên chống đối vua phải bỏ Oudong, trốn đến Pursat, vừa đến đây thì buồn mà chết, Outey II lên ngôi (1758- 1775) thần phục chúa Nguyễn và để tạ ơn, cắt nhường hai tỉnh Srok Trang (tức Sóc Trăng sau đó) và Preah Trapeang ( tức Trà Vinh sau đó). Toàn cõi Nam Kì ngày nay thuộc Chúa Nguyễn.
Trương Phước Du, Nguyễn Cư Trinh dời dinh Long Hồ đế xứ Tầm Bao( thuộc thôn Long Hồ, tỉnh lụy Vĩnh Long), lại đặt đạo Đông Khẩu ở Sa Đéc đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang, Châu Đốc là địa điểm quan trọng về việc phòng ngự vì ở gần biên giới Chân Lạp, nên lấy thêm quân của dinh Long Hồ đóng giữ. Nặc Tôn lại cắt thêm 5 phủ Cần Bột ( Kampot), Vũng Thơm( Hương Úc, Kompong Som), Chân Rùm( Nam bộ tỉnh Treang), Sài Mạt( Bentey Meas), Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ, Thiên Tứ đem dâng chúa Nguyễn, chúa cho 5 phủ đó thuộc trấn Hà Tiên quản hạt. Thiên Tứ lại xin lập đạo Kiên Giang ở Rạch Giá, đạo Long Xuyên ở Cà Mau, đều đặt quan lại, rội chiêu tập dân đến ở, lập thành thôn, ấp. Từ đó, địa vực từ Hậu giang sông Cửu Long ra đến biển phía đông và phía tây đều thuộc Chúa Nguyễn.
Sự hình thành bộ máy chính quyền Đàng Trong
Khi mới vào Thuận Hóa, Thát tổ Nguyễn Hoàng đóng ở Ái Tử, chỗ gọi là dinh, các cơ quan trung ương chính quyền của xứ Thuận Hóa đều ở đó. Sau khi được kiêm lãnh xứ Quảng Nam( 1570), Chúa đặt dinh Quảng Nam. Đến đời chúa Hi tông thì đặt thêm dinh Quảng Bình, dinh Trấn Biên( Phú Biên, 1629), dinh Bố Chính (1630). Khu vực mà chúa đóng dinh ( từ đời chúa Hi tông gọi là phủ) gọi là Chánh dinh. Dinh hoặc phủ chúa dời từ Ái Tử đến Trà Bát (1570), đến phía đông dinh Ái Tử cũ (1600, gọi là dinh Cát), đến Phước Yên (1626), đến Kim Long (1635), đến Phú Xuân (1687), đến Bác Vọng (1712), rồi trở lại Phú Xuân (1739), và sau khi rời bỏ Ái Tử thì khu vực ấy gọi là Cựu dinh. Sau chúa Hi tông các chúa lần lượt, theo kết quả sử mở rộng lãnh thổ phía Nam và nhu cầu chiến tranh phía Bắc (chỉ ở đất Quảng Bình ngày nay, thời ấy có 3 dinh), thiết lập các dinh khác. Đến chúa Thế tông, lãnh thổ chia làm 12 dinh và 1 trấn. Dinh có Trấn thủ, Cai bộ, Ký lục để cai trị, trấn Hà tiên có chức Đô đốc trấn giữ. Hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn thuộc dinh Quảng Nam, thì đặt riêng chức Trần Vũ và chức Kháng lý để cai trị.
Dinh chia ra nhiều phủ, phủ gồm nhiều huyện, huyện gồm nhiều tổng, tổng gồm nhiều xã, các nơi gần núi rừng, dọc sông, biển thì đặt làm Thuộc, cho các phường, thôn, Nậu Man lẻ tẻ thuộc vào.
Thời chúa Thái tổ vẫn giữ các cơ quan hành chánh do triều Lê đặt ra. Chúa Hi tông lên ngôi, liền bỏ các cơ quan ấy mà đặt ba ty là ty Xá sai, ty Tướng thần lại và ty Lệnh sử. Ở Chánh dinh có ty Xá coi sai việc văn án từ tụng, có Đô tri và Ký lục đứng đầu, và 3 Câu kê, 7 Cai hợp, 40 Ti lại giúp việc, ti Tướng thần lại có Cai bộ đứng đầu, coi việc thu tiền sai dư và lúa tô ruộng các xã Thuận Hóa, phát lương tháng cho các dinh đạo Lưu Đồn, dinh thủy và bộ Quảng Bình, dinh Bố Chính, phát tiền cho các quân cùng cấp lính các xã, số nhân viên cũng như ty Xá sai, ty Lệnh sử, có Nha úy đứng đầu, coi việc tế tự, lễ tiết, phát lương tháng cho quân ở Chánh dinh và coi các quan điền, số nhân viên cũng như hai ty kia.
Ngoài ra, còn có ty Nội lệnh sử kiêm coi các thứ thuế, ty này gồm 2 ty Tả lệnh sử, Hữu lệnh sử chia nhau thu tiền sai dư của các xã hai xứ để nạp cho Nội phủ. Lại có ty Lệnh sử đồ gia (Nhà đồ) để thu cất các đồ đạt, phẩm vật. Chúa thần tông, năm Mậu Dần (1638) bắt đầu đặt các chức Nội tả, Ngoại tả, Nội hữu, Ngoại hữu, gọi là tứ trụ đại thần, là những chức cao nhất trong triều. Các dinh ở ngoài, có dinh chỉ đặt một ty Lệnh sử, có dinh đặt 2 ty Xá sai và tướng Thần lại, lại có dinh đặt 2 ty Xá sai và Lệnh sử để coi việc từ tụng của quân, dân, sổ sách đinh, điền và trưng thu thuế ruộng sở tại, số nhân viên thì tùy theo công việc nhiều ít mà thêm, bớt.
Phủ có tri phủ, huyện có tri huyện đứng đầu, giữ việc từ tụng, thuộc viên có Đề lại coi các văn án từ tụng, Thông lại để sai tra xét các từ tụng, Huấn đạo, Lễ sinh coi việc tế tự miếu văn thánh và các linh từ. Xã có xã trưởng.
Còn việc thu thuế ở các phủ, huyện, châu, thì ban đầu có chánh, phó Đề đốc, chánh, phó Đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Cai tri, Ký phủ, Thư ký, Cai tổng, Lục lại chuyên lo. Chúa Túc tông giảm bớt nhân viên và thay đổi như sau: xứ Thuận Hóa mỗi phủ đặt 1 Đề đốc, 1 Đề lãnh, 1 Ký lục, 1 Cai phủ, 1 Thư ký, mỗi huyện đặt 3 Cai tri, 3 Thư ký, 4 Lục lại, mỗi Tổng đặt 3 Cai tổng, duy Tổng Bái Ân chỉ có 1 Cai tổng. Xứ Quảng Nam, mỗi phủ đặt một Chánh hộ Khám lý, 1 Đề đốc, 1 Đề lãnh, 1 Ký lục, 1 Cai phủ, 1 Thư ký, mỗi huyện một Cai tri, 1 Thư ký, 2 Lục lại, mỗi Tổng một Cai tổng, Thuộc có Ký thuộc. Ở Thuận Hóa cũng như ở Quảng Nam, ở các xã có đặt chức Tướng thần để cùng Xã trưởng thu thúc phú dịch. Các quan chức và nhân viên coi việc thu thuế không thuộc quan địa phương mà thuộc quyền Nội phủ.
Đời chúa Túc tông, năm Bính Ngọ (1726), sai Ký lục Chánh dinh Nguyễn Đăng Đệ đi tuần xét các phủ xứ Quảng Nam, định chức, lệ cho các thuộc mới lập. Bấy giờ phủ Thăng Hoa có 15 thuộc, phủ Điện Bàn 4 thuộc, phủ Qui Nhơn 13 thuộc, phủ Phú Yên 38 thuộc, phủ Bình Khương 20 thuộc, phủ Diên Ninh 14 thuộc, phủ Bình Thuận 20 thuộc, định lệ, thuộc 500 người trở lên thì đặt 1 Cai thuộc, 1 Ký thuộc, 450 người trở xuống thì đặt 1 Ký thuộc, 100 người trở xuống thì đặt một Tướng thần.
Ngạch hoạn quan (thái giám) cũng đã đặt ra. Thường thường họ giữ sổ sách thuế khóa, thu thuế, canh phòng nội cung và quản trị việc chi tiêu trong cung cấm.
Chúa Thế tông xưng vương hiệu (1744) tổ chức lại các cơ cấu chính quyền. Ở chánh dinh, ty Xá sai chia làm 2, chức Đô tri và thuộc viên đổi làm bộ Hình, chức Ký lục và thuộc viên đổi làm bộ Lại, chức Cai bộ phó đoán sự và thuộc viên ở ty Tướng thần lại đổi làm bộ Hộ, chức Nha úy và thuộc viên ở ty Lệnh sử đổi làm bộ Lễ, đặt thêm hai bộ Binh và Công. Trước kia đã có chức Văn chức, lựa người có văn học xung vào, nay lấy những Văn chức đặt làm Hàn lâm viện.
Các quan viên không có thường bổng, chỉ được cấp ruộng ngụ lộc hoặc điền lộc, dân lộc nhiêu phu làm ngụ lộc. Các Phủ, Huyện xử kiện tụng, bắt bớ, tra hỏi được thu lễ của các đương sự cung đốn cho, các quan chức thu thuế được thu một món lúa, tiền của người nạp thuế nạp thêm.
Nước Xiêm trong các thế kỉ XVII- XVIII
Tình hình chính trị – xã hội
Thế kỉ XVII- XVIII, nước Xiêm vẫn không ổn định. Cuộc chiến tranh với Miến Điện vẫn tiếp diễn, nội bộ nước Xiêm rối loạn và phân quyền. Vệc can thiệp vào Campuchia vẫn được duy trì. Vua ( Trương Quốc Anh), đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất nước Xiêm. Tiếp theo là vua Chakri – Rama I khởi đầu của Hoàng gia Thái Lan ch đến ngày nay.
Từ năm 1688- 1703, tình trạng đất nước hỗn loạn liên miên. Năm 1690, một người mạo danh là em vua Nara, đã huy động dân một số huyện đến đánh kinh đô Ayuthaya nhưng bất thành. Hai người tỉnh trưởng khác cũng nổi dậy ở Korat và Nakhon. Cuối năm 1692, hai cuộc nỗi loạn này đã bị dập tắt. Năm 1699, Korat lại nổi dây lần nữa, do một người pháp thuật lãnh đạo, có những pháp thuật kinh ngạc. Sau một thời gian hoạt động, ông đã di chuyển về Lopburi cùng với 3000 quân. Khi bị quân đội bao vây, thuộc hạ đã bắt nộp lãnh tụ của họ và phong trào sụp đổ.
Năm 171, Xiêm phái một đội quân qua Campuchia để phục hồi ngôi báo, nhưng bị quân Keofa có sự giúp đở của chúa Nguyễn đánh bại. Năm 1717, Xiêm lại đưa một đội quân lớn hơn đánh vào Udong, nhưng cũng bị thất bại nặng nề.
Khi vua Taisra chết năm 1733, triều đình lại tranh giành ngôi báu. Kết cục em vua đã thắng và lên ngôi lấy vương hiệu là Maha Tammaraja II hay gọi là Boromokot. Đức vua đã cai trị đất nước một cách bình yên, được xem là thời kỳ hoàng kim.
Vua Boromkot còn là người bảo trợ lớn cho Phật giáo. Năm 1753, vua Xây Lan nhờ ông cử một phái đoàn Phật giáo sang làm trong sạch đạo Phật Sinhali. Vua đã nhận lời và cử 15 nhà sư sang Xây Lan, họ đã lập nên phái Phật giáo Suyam Wong lớn nhất ở Xây Lan.
Trước khi mất 1768, vua đưa con thứ hai lên thay con cả. Tuy vậy ông vẫn cảm thấy khó xử nên ông bỏ đi tu.
Sau khi giành lại độc lập từ Miến Điện vào năm 1867. Vua Taksin được đăng quang ở BangKok. Tuy nhiên Xiêm lúc này đang trong tình trạng cát cứ. Ở bán đảo Malai có tỉnh trưởng Nakho tuyên bố độc lập. Ở tỉnh Korat có con trai vua Boromokot chiếm giữ có tham vọng làm đế vương. Còn ở tận cùng phía bắc có một nhà sư Phật giáo đã thành lập một quốc gia thần quyền gọi là vương quốc Fang.
Taksin có nhiều việc phải làm thống nhất đất nước. Quân Miến Điện vẫn còn ở Chiengmai và còn đối phó với vua sư ở Fang. Taksin quyết định đánh vào Chiengmai nhưng lại thất bại. Cuộc chinh phạt đã nhanh chóng triệt hạ được vương quốc Fang. Vua Sư đã chạy lên phía Bắc và không nghe nói đến nữa.
Sau khi đánh đuổi được quân Miến Điện, Taksin bị căng thẳng, rối loạn thần kinh trở nên tàn ác. Chakri trở thành người lãnh đạo chính của Hoàng cung.
Chakri đã thể hiện vai trò minh chủ của mình đối với Vienchan và cả Luangprabang. Năm 1781, ông lại tiến qua Campuchia lật lại ngôi vua cho một hoàng tử ở Bangkok mà trước đây Việt Nam đã đưa con của Angtong lên ngôi. Chakri chưa thực hiện xong nhiệm vụ thì ở trong nước có cuộc nổi loạn đòi giết vua thần kinh và chiếm ngôi. Chakri về Bangkok thì cuộc nổi loạn đã bị dập tắt. Chakri được nhân dân hoan hô và yêu cầu lên làm vua. Một khó khăn là vua điên vẫn còn và mới 48 tuổi. Nhưng rồi, sau việc thanh trừng quân nổi loạn, Taksin cũng bị thủ tiêu và Chakri được lên ngôi với vương hiệu là Rama I và đất nước dần dần ổn định.
Tình hình kinh tế
Người Xiêm chưa bao giờ thiếu nguồn cung cấp lương thực dồi dào. Nông dân trồng lúa để tiêu thụ và trả thuế. Phần dư được dùng cho các mục đích tôn giáo. Từ thế kỉ XIII- XV, một sự chuyển đổi mạnh mẻ đã diễn ra trong lĩnh vực trồng lúa ở Xiêm. Ở cao nguyên, nước được cung cấp cho ruộng lúa bằng hệ thống thủy lợi. Ở các vùng thấp như, Chao Phraya, nông dân đã tạo ra những ruộng nỗi tên mặt nước, có thể nỗi theo mực nước, môt kĩ thuật được du nhập từ Bengal. Nguồn lương thực dồi dào với giá rẽ đã khiến Ayuthaya thành một trung tâm của các hoạt đông kinh tế.
Bên cạnh nông nghiệp, thương nghiệp cũng được chú trọng phát triển, cảng Băng Cốc tấp nập ghe thuyền của các nước Châu Á qua lại như: Chân Lạp, Nhật Bản, Trung Hoa và Đàng Trong, Đàng Ngoài,.. Đặc biệt, có sự xuát hiên của các tàu buôn đến từ phương Tây như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp,..
Mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến Đại Việt với Xiêm trước thế kỉ XVII
Trước thế kỉ XVII, quan hệ giữ Đại Việt và Xiêm rất mờ mịt, rất ít sử liệu ghi chép về mối quan hệ này. Quan hệ giữa Đại Việt và Xiêm thật sự bắt đầu từ thế kỉ XIII. Nước Xiêm ở giai đoạn này hoàn toàn không thống nhât có nhiều tiểu quốc của người Thái được thành lập ở phía Bắc như: Lana, Nan; miền Trung có Sukhothay, Aythaya. Ngoài ra, còn có nhiều tiểu quốc người Môn cổ và một số tiểu quốc người Mã Lai nằm ở phía Nam( bán đảo Malacca). Giai đoạn đầu mối quan hệ này chủ yếu là trao đổi thư từ giữa Đại Việt và các tiểu quốc Thái như Sukhothay va Lavô với mục đích mừng chiến thắng của nhà Trần trước Mông Cổ. Ngoài ra còn có sự buôn bán giữa các nước.
Đến thế kỉ XV, cụ thể là triều đại Lê Sơ dưới sự trị vì của Lê Thánh Tông Hoàng Đế, Đại Việt trở nên hùng mạnh, mối quan hệ giữa hai nước lúc này rất phức tạp, chòng chéo dẫn đến chiến tranh ngoài ý muốn với các quốc gia người Thái. Sự kiện xãy ra năm 1466, khi đó Bồn Man là thuộc quốc của Đại Việt từ thời của Lê Nhân Tông Hoàng Đế, Bồn Man được sự giúp đỡ của LanXang đã quay giáo chóng lại Đại Việt do Cầm Công cầm đầu. Năm 1467, Thánh Tông Hoàng Đế quyết dùng binh lực tiêu diệt Bồn Man và LanXang với quân đội hùng hậu khoảng 30 vạn quân đã tràn sang lãnh thổ Bồn Man và LanXang , LanXang chống không nỗi phải tháo chạy về phía tây. Quân đội Đại Việt tiếp tục truy kích .
Sự đụng độ giữa Đại Việt và các tiểu vương quốc người Thái là điều không thể tránh khỏi , các tiểu quốc Bắc Thái như: Lanna và Nan bị chiếm và một phần lãnh thổ của Sukhothay ở miền Trung Thái Lan ngày nay nữa, đã buộc Ayuthaya và Sukhothay, Lanna, Nan phải triều cống. quân đội Đại Việt không dừng lại ở đó mà tràn sang Miến Điện đến sông Iraoadi, buộc tiểu quốc Ava phải xưng thần. Cuộc tây chinh của Thánh Tông Hoàng Đế đã buộc các quốc gia bắc bán đảo Trung Ấn nhảy vào cuộc chiến. Sau khi sáp nhập Bồn Man vào lãnh thổ Đại Việt, hầu như các quốc gia trên bán đảo Trung Ấn phải triều cống cho Đại Việt. Khi đạt được mục đích năm 1480 quân đội Đại Việt rút về. Sau cuộc tây chinh của Đại Việt , các quốc gia người Thái đoàn kết với LanXang để chống lại Đại Việt. Cuộc chiến này đã làm cho các quốc gia Lanxang, Lanna, Nan, Bồn Man bị tàn phá nặng nề.
Thế kỉ XVI, là thế kỉ yên bình trong mối quan hệ giữa Đại Việt và các quốc gia người Thái chủ yếu là quan hệ buôn bán. Ayuthaya là đối tác buôn bán chính trong các quốc gia người Thái mà đường biển là chính.
Quan hệ chính quyền Đàng Trong- Xiêm trong các thế kỉ XVII – XVIII
Yếu tố tác động đến mối quan hệ chính quyền Đàng Trong- Xiêm
Bối cảnh khu vực
Đông Nam Á là một khu vực chia làm hai phần rõ rệt. Phần lục địa gọi là bán đảo Trung- Ấn. Phần còn lại là hải đảo theo cách gọi của người Trung Hoa gọi là Nam Dương.
Đông Nam Á lục địa thế kỉ XVII- XVIII là khu vực các cứ với rất nhiều quốc gia thường xuyên xung đột tranh giành quốc gia và tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng suy cho cùng chỉ là sân chơi của Đại Việt, Xiêm và Miến Điện bản thân những quốc gia lớn này cũng hoàn toàn chưa thống nhất. Những quốc gia nhỏ hơn như Lanna, Ai Lao, Chân Lạp,..trở thành miến mồi ngon, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đụng độ giữa Đàng Trong- Xiêm và giữa Xiêm- Miến Điện.
Việc lên ngôi của vua 6 – Narasuen (1590-1605) mở đầu một giai đoạn phục hưng của Ayuthaya sau một thời gian bị Mianma thống trị (1569-1590). Ayuthaya trở lại tấn công Mianma gây cho nước này nhiều tổn thất, sau khi đã hạ được thành Lovek, đánh bại lực lượng đề kháng của Campuchia và bắt Campuchia thần phục (1595). Tuy nhiên, thế kỉ XVII và gần hết thế kỉ XVIII, tình hình xã hội chính trị của Ayuthaya đã có những biến động rõ rệt. Sự phân hóa xã hội đã diễn ra sâu sắc. Việc đồng hóa và tiểu giảm thành phần tộc người Môn, sự bần cùng hóa nhân dân và sự lũng đoạn của người Hoa đã làm cho những mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt. Tình hình đó đã phản ánh vào đời sống chính trị, gây nên tình trạng không ổn định với những vụ xung đột, mưu sát, cướp ngôi, thường xãy ra trong nội bộ hoàng tộc.
Nhân cơ hội đó, Mianma lại đem quân đánh Ayuthaya. Mianma lúc này đã được khôi phục và thống nhất dưới triều vua Alaugpaya trở thành một quốc gia hùng mạnh. Quân Mianma cho bao vây kinh đô Ayuthaya từ tháng 2/1766 đến tháng 4/1767 thì phá được thành. Họ đã đốt phá hầu như hủy diệt kinh đô của người Thái, mà chỉ giữ lại cái gì đó có thể mang về làm chiến lợi phẩm, hàng vạn ngôi nhà và cung điện bị đốt. Vua và số đông hoàng tộc bị chết. Cuộc tàn sát đã gây đau thương và căm hờn trong dân Thái. Một viên quan người gốc Hoa tên là Trịnh Quốc Anh đã dẫn 500 quân phá vây chạy thoát ra ngoài. Với tinh thần thực tiễn của người Hoa, dựa vào sự căm hờn và ý chí chống Mianma của người Thái, Quốc Anh đã tập hợp được dân binh, nhanh chóng đuổi được quân Mianma và truy quét trộn cướp, lập lại chính quyền rồi tự lên ngôi vua, vào giữa năm 1767, gọi tên nước là Xiêm, đặt vương hiệu là phraya Đắc Tân, âm Triều Châu đọc là Phìa Taksin. Phìa (phraya) là tước vương Thái, còn Taksin (Đắc Tân: người thành đạt mới) là hiệu. Tục truyền rằng, Taksin đã nhặt được quyền trượng của vua Thái trong đống tro gạch của hoàng cung, nên đã dễ tập hợp được nhân dân chống Mianma.
Kinh đô cũ Ayuthaya đã bị phá hủy, Taksin quyết định dời kinh đô đến Chanburi sau đổi tên là Băng Cốc, một địa điểm gần hơn biển. Một thế kỉ trước, khi vua Ayuthaya nhường cho người Pháp lập thương điếm, nơi này còn là một bãi sình lầy bẩn thỉu, nay đã được xây dựng khang trang và tụ hội đông đúc.
Sau khi lên ngôi Taksin tiếp tục cuộc chiến tranh với Mianma. Trong một trận kịch chiến, Xiêm đã giành được thắng lợi và đẩy bật quân Mianma ra khỏi Chiang Mai. Lan Na trở thành một thuộc quốc của nước Xiêm (năm 1776) và từ đây dần dần trở thành một bộ phận lãnh thổ của người Thái. Cuộc xung đột Xiêm – Mianma không phải vì thế mà chấm dứt. Ngược lại, nó vẫn tiếp diễn dai dẳng. Hơn 10 cuộc chiến dữ dội đã nổ ra trong vòng nữa đầu thế kỉ XIX, trong đó có hai lần quân Thái tiến sâu vào lãnh thổ Mianma. Cuộc xung đột kéo dài đến năm 1886 mới chấm dứt khi cả hai nước đã không còn quyền tự chủ nữa mà đã do các nước tư bản phương Tây quyết định.
Khi vương quốc Xiêm được khôi phục, nước Lan Xang đã bước vào giai đoạn suy thoái. Lãnh thổ bị phân liệt thành 3 xứ do các thế lực khác nhau cắt cứ. Nhân cơ hội đó, sau khi thắng Mianma ở Chiang Mai, Taksin cử hai đạo quân xâm lược các mường Lào (năm 1778) và biến các mường này thành thuộc quốc của mình.
Đồng thời, Taksin cũng đòi hỏi các vương quốc Campuchia và Malaixia phải tiếp tục thuần phục. Các tiểu quốc Mã Lai như Kedah, Kelanta, Trengganu và Patani đã phục tùng.Trong khi đó vương quốc Campuchia là Srey – Sauryopor lại tỏ ra bướng bỉnh, “ người ta không thể đối xử ngang hàng với một kẻ tiếm quyền, con của một lái buôn người Hoa và một người đàn bà thường dân Xiêm”.
Taksin giận giữ, đã cử hai đạo quân tấn công Campuchia (năm 1768). Đạo quân bộ đã bị lực lượng Campuchia phá tan (năm 1769), nhưng thủy quân Xiêm lại gây cho phía Campuchia gặp nhiều khó khăn. Campuchia phải cầu cứu chúa Nguyễn. Với sự giúp sức của người Việt, năm 1771, quân Xiêm bị thua đã phải rút về nước. Tuy nhiên, Xiêm không hề từ bỏ tham vọng của mình đối với Campuchia.
Trong thực tế, Taksin đã tiếp tục một cách tích cực những công việc, những chính sách mà các nhà vua Ayuthaya đã theo đuổi. Mặc dù đã cố gắng tỏ ra “quần chúng”, gần gũi và ban phát cho dân nghèo, ông vẫn bị quý tộc, quan lại Thái ghét. Năm 1782, Taksin bị một nhóm quý tộc mưu sát, cùng với cả gia đình ông. Người cầm đầu hóm quý tộc này là Phra Phuti lên làm vua, hiệu là Rama I (1782- 1809) . Bên cạnh đó, Miến Điện thường xuyên xâm lược Ai Lao chiếm lấy Chiengmai một tiểu quốc Thai , ngoai ra Đàng Trong không ngừng gia tăng ảnh hưởng lên Chân Lạp và Ailao , nhìn chung bối cảnh ĐNA lục địa thế kỷ XVII – XVIII là mối quan hệ rối ren phức tạp dựa vào lợi quốc gia, các quốc gia nhỏ yếu bị chèn ép phải chịu thiệt thòi .
Yếu tố kinh tế – chính trị
Đàng trong thế kỉ XVII, chính trị trong nước tương đối ổn định, nhưng từ nữa cuối thế kỉ XVIII, thì trong nước quyền thần lộng quyền. Trương Phước Loan được thăng làm Quốc phó, giữ việc bộ Hộ, quản cơ Trung tượng, kiêm Tàu vụ. Chúa còn nhỏ, chỉ thích vui chơi, ca hát, Loan tự quyết định mọi việc, bán quan buôn ngục không kiên nễ ai.
Con trai Loan là Thặng lấy công nữ Ngọc Nguyện, con chúa Thế Tông, Nhạc lấy công nữ Ngọc Đảo cũng con chúa Thế Tông, đều giữ chức Chưởng dinh, Cai cơ. Cả nhà Phước Loan quý sũng, quyền thế, át cả trong triều, ngoài quận. Loan càng ngày càng buôn lung, tham lam, tàn nhẫn, người ta gọi là Trương Tần Cối. Cầm đầu bộ Hộ và Tàu vụ, Loan đặt bè đảng là bọn Thái Sinh giữ những cửa sông, cửa biển trọng yếu để thu thuế, Loan được thu thuế sản vật nguồn Thu Bồn và các nguồn Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân làm ngụ lộc, mỗi năm thu được 4,5 vạn quan, còn các món mà chức bộ Hộ và Tàu vụ thu được mỗi năm cũng không dưới 3,4 vạn quan. Thêm vào đó, lại còn bán quan, buôn ngục, Loan trở thành giàu lớn, vàng bạc, Châu ngọc, gấm vóc chất như núi, ruộng vườn, nhà cửa, nô bộc, râu ngựa thì không biết bao nhiêu mà tính. Loan có biệt thự ở làng Phần Dương, một năm lụt lớn, rương hòm ướt hết, nước rút rồi, đem đồ đạt ra phơi, người ta thấy vàng sáng chói cả đầy sân.
Từ khi Trương Phúc Loan chuyên quyền, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân đều lấy làm khổ sở. Trong khoảng 4 năm, năm năm tai dị hiện ra luôn: động đất, núi lỡ, sao sa, nước đỏ, trăm họ đói kém, trộm cướp nỗi lên khắp nơi. Năm Kỉ Sửu (1769), Hàn lân Nguyễn Quang Tiền nói với nhiều người rằng không quá năm sáu năm nữa ở Quảng Nam sẽ có binh nỗi dậy.
Thế mà Duệ Tông cũng chỉ nghĩ đến việc vui chơi, xa xí, Năm ấy, sai các chây huyện lập phường chơi xuân, mỗi phường 15 người, mỗi người nạp thuế 1 quan tiền để khi có hội hè thì làm trò vui.
Ở Quảng Ngãi, mọi Đá Vách thường xuống cướp phá, từ thời các chúa trước đã khiến dân Quảng Ngãi lập 6 đạo quân, chia phiên đóng giữ các nơi, dân địa phương mới được yên. Năm Canh Dần (1770), mọi ấy lại xuống quấy nhiễu. Chúa sai Kí lục Quảng Nam là Trần Phước Thành làm cai bộ, tuần hành 5 phủ Thăng Bình, Điện Hàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên mưu tính cách đối phó, điều khiển tướng sĩ, binh dân của 6 đạo binh Quảng Ngãi, hợp với quân lính 2 phủ Quy Nhơn và Phú Yên đi đánh dẹp.
Năm ấy, Nguyễn Văn Nhạc ở Tây Sơn dấy binh. Nhạc người gốc huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), tổ bốn đời thời Lê Thịnh Đức (1653- 1657), trong cuộc chiến tranh, quân chúa Nguyễn đánh Nghệ An, bị bắt đưa vào cho ở ấp Tây Sơn Nhứt, thuộc phủ Quy Ninh. Cha Nhạc là Phước dời đến ở ấp Kiến Thành, sinh 3 trai, trưởng là Nhạc, thứ là Huệ, út là Lữ. Nhạc làm nghề buôn trầu, thường đến buôn bán với dân miền thượng ở đất mọi, có lần đi qua núi An Dương được một cái kiếm, cho là thần vật, đem khoe với dân chúng, nhiều người tin. Anh em Nhạc theo học với Giáo Hiến. Hiến biết Nhạc là người có tài. Sau Nhạc làm Tuần biện lại ở Vân Đồn, vì tiêu hết tiền thuế, bị Đốc Trưng là Đằng thôi thúc, đòi hỏi riết quá, phải trốn vào núi, làm nghề trộm cướp. Giáo Hiến nuôi sẵn chí báo thù Trương Phước Loan, nói riêng với Nhạc rằng. Có lời sấm nói “tây khởi nghĩa, bắc thu công- anh là người ở Tây Sơn, vậy hãy gắng lến!”. Nhạc tin lời lấy làm mừng.
Để mượn thêm lực lượng bên ngoài và gây thêm vây cánh bên trong, Nhạc mật ước với nữ chúa Chiêm Thành tên là Thị Hỏa.
Tây Sơn nhanh chóng chiếm Quy Nhơn sau đó chiếm trọn miền duyên hải. Thấy được Nam Hà có biến chúa Trịnh cho quân đánh vào do Hoàng Ngũ Phúc làm tiết chế. Ngày 3 táng giêng năm 1785 Phú Xuân thất thủ. Chúa Nguyễn Phúc Thuần cùng gia quyến và quan tùy tùng hơn một trăm người ra cửa Tư Dung chạy về Gia Định.Đàng trong bị phân chia làm ba khu vực: Quảng Nam, Thuận Hóa quân Trịnh chiếm đóng, Gia Định chúa Nguyễn vẫn giữ phần còn lại Tây Sơn chiếm, gần 15 năm chinh chiến Tây Sơn đã chiếm gần như trọn Đàng Trong. Vào năm 1786, phía Bắc đánh bại quân Trịnh, ở Gia Định chúa Nguyễn thoát chết, nhiều lần phải lưu vong nương nhờ ngoại ban trong đó có cả Xiêm.
Năm Bính Tuất (1766),được xin vua Tiêm là Phung vương (Ekathat) sửa soạn binh Athuyền sang Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ phi báo về dinh Điều khiển Gia Định xin quân ứng viện. Nhưng rồi vua nước Miến Điện là Mangra sang 2 đạo binh sang đánh Tiêm La, tàn phá nước này rồi đến đóng trước kinh đô A Du Đa( Ayuthya). Năm sau A Du Đa bị hạ, đốt phá hết. Vua Tiêm ( Ekatha) trốn nhưng bị bắt rồi chết. Nước Tiêm La đã gần bị xóa tên trên bản đồ thế giới, may có một người tên là Trịnh Quốc Anh con của một người Tàu Triều Châu tên là Yển, làm chức quan cai trị đất Mường tát, tổ chức quân đội, cương quyết chống đánh, diệt đạo quân Miến, rồi năm Mậu Ti (1768) tự lập làm vua, đóng đô ở Thonbury, gần Vọng Cát. Sau khi Trịnh Quốc Anh lên làm vua Xiêm đòi Chân Lạp cống, vua Chân Lạp là Mặc Tôn cho rằng Quốc Anh không phải chính thống nên không cống. Năm 1781, Quốc Anh sai tướng Chakri chỉ huy kéo quân sang Chân Lạp. Vua Campuchia là Nặc Ân sang cầu cứu chúa Nguyễn. Năm 1782, Nguyễn Quốc Anh cử Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lăn đem 3000 quân sang và đóng ở Lovek. Thấy Chakri ra quân lâu không thắng nên Trịnh Quốc Anh sinh nghi bắt giam cả gia đình Chakri. Chakri tức giận hòa với Nguyễn đem quân về nước giành lấy ngôi vua. Quốc Anh sợ phải gọt đầu đi tu. Chakri mở ra triều đại mới và tồn tại cho đến ngày nay.
Về kinh tế: tuy có sự tranh giành ảnh hưởng trong khu vực nhưng mối quan hệ buôn bán giữa hai nước vẫn phát triển với những hải cảng quan trọng như Băng Cốc, Đà Nẵng, Gia Định, tàu bè hai nước vẫn thường xuyên ra vào để thuận lợi cho việc buôn bán vì hải phận Thủy Chân Lạp giáp tiếp với hải phận Tiêm La, ghe thuyền hai nước thường xuyên qua lại, ghe thuyền Tiêm La muốn đến các hải cảng Trung Hoa là những nơi họ thường xuyên đến mua hàng hóa, phải đi qua Hà Tiên, ghe thuyền nước này gặp gió bão, có khi trôi giạt đến hải phận nước kia. Nhờ sự giao hảo giữa hai nước, các ghe thuyề và người trong thuyền bị trôi giạt được trao trả cho nhau. Năm Ất Dậu (1755), theo lời yêu cầu của Tiêm, chúa Thế Tông sai cấp cho quan thuyền Tiêm La, một tấm long bài để được miễn thuế khi vào các cửa biển Nam Hà.
Yếu tố Chân Lạp
Năm 1618 vua Chetha II lên ngôi (1618- 1628), dời đô về U-đông, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Thái Lan. Năm 1623, vua Chetha II xin cưới một công chúa Việt Nam và yêu cầu chúa Nguyễn Phước Nguyên gửi viện binh đến giúp chống Xiêm, mặt khác cũng đồng ý để đất Gia Định cho chúa Nguyễn.
Vương quốc Xiêm được thành lập năm 1767 tiếp tục thi hành đường lối khống chế Vương quốc Chân Lạp. Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai phe trong triều đình Khơ-me vẫn tiếp tục và càng tiếp tục thì càng thúc đẩy sự can thiệp của triều đình Xiêm.
Năm 1794 Bangkok đưa ông hoàng Ang Eng về U-dông làm vua. Ông này không chịu được cảnh lệ thuộc Xiêm nên ra lệnh bắt những phần tử thân Xiêm. Xiêm đưa ngay quân sang U-đông. Ông tổ chức chống lại, mặt khác yêu cầu triều đình Huế cho quân sang giúp. Vị trí của ông được củng cố, khi ông ốm chết, Xiêm đưa quân sang Chân Lạp gây ra cuộc chiến tranh kéo dài từ 1841 đến năm 1845 cả quân đội Xiêm và quân đội Việt Nam thoả thuận rút khỏi Chân Lạp và Ang Dông lên ngôi vua với sự chấp nhận của cả hai bên. ừ khi được thành lập năm 1350, nước Ayuthia đã liên tiếp xâm lược Chân Lạp qua ba giai đoạn (thế kỷ XIV, XV và XVII). Có lần Chân Lạp bị Ayuthia đô hộ năm năm liền. Sau lần đánh Nghệ An cuối cùng, Chân Lạp không còn lần nào đánh Đại Việt nữa và giữa Chân Lạp và Đại Việt cũng không có tiếp xúc gì, có lẽ vì hai nước vẫn cách xa nhau và bản thân Chân Lạp luôn luôn lo đối phó với các cuộc xâm lược của nước Ayuthia hiếu chiến.
Vương quốc Xiêm được thành lập năm 1767, và vẫn tiếp tục chính sách xâm lược và can thiệp của vương triều Ayuthia. Nhà Tây Sơn sau khi chiếm vùng lãnh thổ của chúa Nguyễn đã tiếp tục tiến xuống phía Nam và chiếm nốt phần còn lại của Vương quốc Chiêm Thành Bai Chanar (tức là Phan Rí) vào khoảng năm 1795 (Thật ra đến khi đó đất Phan Rí đã đặt dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn).
Từ năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đã được cử làm kinh lược xứ Đông Nai và đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố. Năm 1618 vua Chân Lạp Chậy Chetta II cưới con Sãi vương Nguyễn Phước Nguyên, không những mở đầu giai đoạn quan hệ Chân Lạp – Đại Việt mà còn tạo điều kiện để Đại Việt đóng vai trò trên chính trường Chân Lạp.
Kế tiếp ngôi vua Chetta II sau khi ông mất, vua Ang Eng là người đầu tiên yêu cầu Đại Việt mang quân sang giúp ông đánh lại Xiêm. Nhưng về sau năm 1688 vua Nặc Thu bang Sau đã được lên ngôi nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn, lại đắp luỹ ngăn sông để đối phó với quân của Hoàng Tiến, người đã giết Dương Ngạn Dịch đang theo Đại Việt Tướng Nguyễn Hữu Hào, anh ruột Nguyễn Hữu Cảnh, đi dàn xếp việc người Hoa cướp phá các làng mạc Khơ-me.
Năm 1699 Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào trấn Biên lo việc biên giới. ông đã đến thẳng thành luỹ đối phương giải thích rõ chính sách tôn trọng lân bang của Việt Nam. Vua Nặc Thu chịu thần phục ViệtNam 1.
Tình hình Chân Lạp, do những tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ hoàng tộc Chân Lạp và chính sách can thiệp của Vương quốc Xiêm, ngày càng trở nên phức tạp và rối ren. Thế kỷ XVI mười ba vua thay đổi nhau trị vì đất nước với nhiều tranh giành trong triều đình. Đến thế kỷ XVIII tình hình, vẫn do những nguyên nhân ấy, càng tồi tệ hơn. Có mười bảy vua thì bảy người bị giết chết, ba người bị lật đổ bảy người còn lại thì bị bốn cuộc bạo động chống đối lớn 2.
Quan hệ Đại Việt – Chân Lạp chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ XVII khi hai nước có chung biên giới, và từ đây do chính sách thống trị của Vương quốc Xiêm và yêu cầu của phải chống Xiêm trong hoàng tộc Chân Lạp, hai nước Đại Việt và Xiêm trở thành địch thủ, dẫn tới việc Xiêm đem quân can thiệp miền Nam Việt Nam, và cuộc chiến tranh lớn giữa hai nước trên lãnh thổ Chân Lạp vào nửa đầu thế kỷ XIX và việc quân đội Việt Nam chiếm đóng Chân Lạp. Chân Lạp đã trở thành mảnh đất tranh giành ảnh hưởng giữa Đại Việt và Vương quốc Xiêm trước khi trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Yếu tố Ai Lao
Sau thời kỳ Pha Ngủm và Xảm Xên Thay, từ năm 1428 đến 1456, Lạn Xạng rơi vào tình trạng hỗn loạn, thậm chí có lúc không có vua. Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVI Lạn Xạng hết bị Ayuthya xâm lược hai lần lại bị Ava (Mianma) xâm lược ba lần, chiếm kinh đô Viếng Chăn và đưa một người thân Ava lên làm vua.
Đến năm 1592 người Lào mới giành lại được độc lập, chấm dứt sự lệ thuộc Ava. Lạn Xạng bước vào thời kỳ toàn thịnh trong thế kỷ XVII Thời gian này vua Xulinhavongxa đặt quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong đó có Đại Việt với Xiêm, vua đã thoả thuận với vua Ayuthya làm một ngôi tháp hữu nghị trên biên giới tại Mường Dàn Xài. Với Đại Việt người ta cũng giải quyết một số vấn đề về biên giới.
Từ thế kỷ XVIII, Lạn Xạng bước vào thời kỳ suy yếu rồi bị chia cắt làm ba tiểu Vương quốc. Trong nước Lạn Xạng, tuy có một chính quyền tay sai ở Viếng Chăn, một số Mường ở vùng biên giới Lào – Việt không chịu theo mệnh lệnh của chính quyền Viếng Chăn.
Chính quyền thân Xiêm ở Viếng Chăn đem quân đánh Xiêng Khoảng, bắt châu Mường Xiêng Khoảng đưa về Viếng Chăn. Việc đó làm cho quan hệ với Đại Việt trở nên căng thẳng. Lúc này tại Đại Việt nhà Tây Sơn đã làm chủ xứ Đàng Trong, Nguyễn Huệ đã đánh đổ chế độ Lê – Trịnh, lên ngôi Hoàng đế và đánh tan 29 vạn quân Thanh.
Vua Quang Trung muốn thông hiểu với Lạn Xạng nên năm 1791 đã cử một phái bộ đến Viếng Chăn. Vua Viếng Chăn là châu Nanthaxến, vốn là người thân Xiêm, đã bắt sứ giả và giải sang Bangkok. Vua Quang Trung bèn phái đốc trấn Nghệ An Trần Quang Diệu và đô đốc Bùi Thị Xuân mang ba vạn quân đi đánh Lạn Xạng.
Đại quân của Trần Quang Diệu đã hạ được Trấn Ninh, Trình Cao, Quỳ Hợp rồi tiến thẳng tới Viếng Chăn. Vua Nanthaxến không chống lại được, phải bỏ chạy sang Bangkok.
Quân của Trần Quang Diệu truy kích đến bờ sông Mê Nam Khoáng. Quân Xiêm ở bên kia sông không dám qua sông sang cứu quân của Viếng Chăn. Quân của Trần Quang Diệu dừng ở bên này sông rồi trở về Nghệ An.
Vua Nanthaxến được quân Xiêm đưa về Viếng Chăn. Chậu Mường Luôngphabăng tố giác với Xiêm là châu Mường Viếng Chăn quan hệ với Tây Sơn dù chưa biết thực hư thế nào, vua Xiêm sai bắt chậu Nanthaxến về Xiêm, hai năm sau Nanthaxến chết.
Dưới thời Tây Sơn, quan hệ Đại Việt – Lạn Xạng đến đây là xong một giai đoạn, nhưng do vị trí Lạn Xạng là một nước đệm giữa Xiêm và Đại Việt và do ý đồ bành trướng của Xiêm, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng và Lạn Xạng trở thành một địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa hai nước ở thế kỷ XVIII.
Tác động của mối quan hệ chính quyền Đàng Trong – Xiêm trong các thế kỉ XVII – XVIII
Đối với chính quyền Đàng Trong
Lợi ích về kinh tế trong mối quan hệ Xiêm với Đàng Trong không lớn lắm, vì chính quyền Đàng Trong chú trọng về nông nghiệp là chính, bên cạnh giao thương thì các nước cũng quan tâm đến việc đặt quan hệ với Xiêm, có lợi cho việc buôn bán trao đổi giữa hai quốc gia. Rừ khi mở đất về phương Nam tới vịnh Xiêm nhu cầu giao thương ngày càng cao, ghe thuyền hai nước thường qua lại, ghe thuyền Xiêm muốn đến cảng Trung Hoa phải qua lãnh hải của Đàng Trong, đây là cái lợi cho thương mại, họ phải quá cảnh qua Hà Tiên, Gia Định và Quảng Nam nên buôn bán cũng được đẩy mạnh, bên cạnh đó ghe thuyền buôn bán của Đàng Trong vào Băng Cốc cũng khá đông. Bên canh đó, về mặt ngoại giao của hai nước, về giành ảnh hưởng Chân Lạp có thể giải quyết như chấp nhận một vị vua của Chân Lạp lên ngôi. Việc quan hệ Đàng Trong- Xiêm vẫn thể hiện một nước lớn với giọng đàn anh qua thơ tự ta vẫn thấy. Từ đó khẳng định vị trí của Đàng Trong là một quốc gia lớn, hùng mạnh, trong khu vực mà các đại thần của Thanh đã nhận xét: “Nước Quảng Nam hùng trị một phương, thôn tính Chiêm Thành, Chân Lạp, sau ắt sẽ lớn”.
Bên cạnh những mặt lợi đó chúng ta cũng chịu không ít thiệt hại trong mối quan hệ này do sự tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, chiếm lấy Chân Lạp hai nước thường xuyên dẫn đến chiến tranh, thiệt hại về người và của rất lớn. Kể từ cuối thế kỉ XVIII, tình hình quốc tế trong khu vực có những biến động mới: Xứ Đàng Trong bắt đầu có biên giới chung với Campuchia. Việt Nam bắt đầu có vai trò quốc tế ở Campuchia và Lào.
Quan hệ của Việt Nam thời chúa Nguyễn hay thời Tây Sơn vượt quá phạm vi quốc gia và liên quan tới một nước thứ ba, Vương quốc Xiêm. Năm 1674 triều đình Campuchia có biến động. Nặc Ông Đài đuổi vua Nặc Ông Nộn, Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Dương Lâm mang quân sang giúp, Nặc Ông Đài thua bỏ chạy rồi tử trận.
Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ông Thu làm vua, còn Nặc Ông Nộn làm phó vương đóng tại Sài Gòn. Vua Chạy Chetta xin cưới một công chúa Việt Nam nhằm giành được sự ủng hộ của triều đình Huế chống lại Xiêm.
Năm 1698 chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Sài Gòn làm kinh lược tổ chức bộ máy hành chính và việc khẩn hoang đất Gia Định. Năm 1699, Nặc Ông Thu cho đắp luỹ ở Lovek và Phnom Pênh để ngăn cản việc buôn bán. Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh đi đánh. Nặc Ông Thu đem quân ra chặn nhưng trước sức mạnh và uy thế của Nguyễn Hữu Cảnh, Nặc ông Thu bỏ chạy, Ang Eng con của vua ông Nộn mở cửa thành ra hàng. Nguyễn Hữu Cảnh lại mời Nặc Ông Thu trở lại Lovek làm vua.
Năm 1771 vua Tác Xỉn dẫn quân Xiêm tràn vào Campuchia và lập Nặc Ông Nộn lên làm vua thay Nặc Tôn đồng thời chiếm đóng Phnom Pênh và có ý nhòm ngó đánh Gia Định. Năm 1772, quân của Nguyễn Cửu Đàm đi đánh đuổi quân chiếm đóng Xiêm; đi đến đâu quân Xiêm bị diệt đến đó. Cả vua Xiêm và Nặc Nộn đều chạy. Quân ta thu phục khắp nơi (Trừ Hà Tiên năm sau mới giải phóng), giải phóng Phnom Pênh, lovek, đưa Nặc Tôn trở lại làm vua.
Một yếu tố tác động đến thái độ của Việt Nam ở miền Nam đối với Campuchia và Thái Lan là sự thay đổi người làm chủ Sài Gòn:
Từ tháng 3 năm 1776 đến tháng 6 năm 1776: Nguyễn Lữ chiếm Sài Gòn.
Tháng 5 năm 1776, Đỗ Thành Nhơn chiếm lại Sài Gòn và rước chúa Nguyễn về. Đến tháng 3 năm 1777 Nguyễn Ánh mang quân sang Campuchia đòi nộp cống như xưa.
Từ tháng 3 năm 1777 đến tháng 10 năm l777: Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đánh Gia Định, hai chúa Nguyễn chạy trốn rồi bị giết chết. Nguyễn Lữ và Nguyễn huệ lấy xong Gia Định rồi rút về Quy Nhơn.
Từ tháng 10 năm 1777 đến tháng 12 năm 1777 : Nguyễn Ánh chạy ra Phú Quốc, thêm quân tiếp viện đánh bại tổng trấn Châu và lấy lại Sài Gòn. Nguyễn Ánh được tôn là Đại nguyên soái nhiếp chính quốc.
1779 Đỗ Thanh Nhơn và Hồ Văn Lân mang quân sang Campuchia giải quyết việc tranh chấp cướp ngôi vua, đưa Nặc Ân lên làm vua, Hồ Văn Lân làm bảo hộ vua; Nguyễn Ánh xưng vương tại Sài Gòn. Vua Xiêm Tắc Xỉn cử tướng Chakkri xâm lược Campuchia, Nặc Ân cầu cứu chúa Nguyễn.
Năm 1782 Nguyễn Ánh cử Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lân mang 3000 quân sang Cam pu chia. Ngờ Chakkri âm mưu giết mình, Tắc Xỉn bắt giam vợ con Chakkri. Chakkri kết bạn với tướng Nguyễn Hữu Thoại rồi đem quân về Xiêm giết Tắc Xỉn, tự lập làm vua xưng là Ram 1.
Từ tháng 3 năm 1782 đến tháng 8 năm l782: Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ mang đại binh vào đánh Gia Định . Nguyễn Ánh thua chạy ra Phú Quốc. Bình định xong Gia Định, Nhạc và Huệ trở về Quy Nhơn.
Từ tháng 8 năm 1782 đến tháng 2 năm 1783: Tướng Đỗ Thành Nhơn lấy lại Sài Gòn, rồi cho người ra Phú Quốc đón Nguyễn Ánh về.
Từ tháng 2 năm 1783 đến tháng 8 năm l783: Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lại đánh Gia Định, quân Nguyễn thua to, Nguyễn Ánh chạy ra đảo Phú Quốc. Tháng 6 quân Tây Sơn ra đánh Phú Quốc, Nguyễn Ánh chạy được sang một đảo khác rồi trốn sang Xiêm. Cho là việc bình định đã xong, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn, để tướng Trương Văn Đa giữ Gia Định.
Như vậy trong thời gian bảy năm (1776- 1783), quyền làm chủ Sài Gòn luôn luôn thay đổi giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn nhưng chỉ có chúa Nguyễn có quan hệ với triều đình Campuchia kể cả việc đánh đuổi quân Xiêm ra khỏi Campuchia.
Như trên đã nói, từ 1781 quân Xiêm do tướng Chakkri chỉ huy đã kéo sang Campuchia. Vua Campuchia Nặc Ân sang cầu cứu chúa Nguyễn. Năm 1782 Nguyễn Ánh cử Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lân đem ba nghìn quân sang cứu và đóng ở Lovek.
Đã sẵn âm mưu thôn tính Campuchia, Xiêm lại muốn nhân dịp này xâm chiếm luôn miền Nam nước ta. Vua Xiêm cho mời Nguyễn Ánh sang Bangkok hội ý. Sau đó vua Xiêm đồng ý đưa quân sang miềnNam. Vua quyết định đưa hai vạn thuỷ quân. Tháng 6 năm 1784 Nguyễn ánh dắt quân Xiêm về đánh Gia Định. Ngoài ra vua Xiên còn cử hai tướng Lục Cơ và Sa Uyển cùng với Chiêu Thuỳ Biện (một cựu thần Chân Lạp đã đầu hàng Xiêm) đem hai đạo bộ binh từ Chân Lạp mở một mũi tiến công đánh xuống Gia Định rồi phối hợp với thuỷ quân.
Hai vạn quân thuỷ và ba trăm chiến thuyền dưới quyền chỉ huy của tướng Chiêu Tăng từ Bangkok vượt biển đánh chiếm Gia Định. Tàn quân của Nguyễn Ánh cũng được tập hợp và giao cho Chu Văn Tiếp được phong là Bình Tây đại đô đốc chỉ huy.
Thuỷ quân Xiêm đổ bộ lên Kiên Giang, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam dưới danh nghĩa “giúp Nguyễn Ánh”. Phối hợp với ba vạn quân bộ của Sa Uyển và Chiêu Thuỳ Biện, thuỷ quân Xiêm đánh chiếm Trấn Giang (Cần Thơ), một vị trí chiến lược quan trọng ở miền Tây Gia Định.
Như vậy cả thuỷ bộ, Xiêm có 5 vạn quân, không kể quân bản bộ của Nguyễn Ánh. Sau gần 4 tháng, quân Xiêm đã chiếm được Kiên Giang, Trấn Giang, Ba Xắc (Sóc Trăng), Trà Oi, Sa Đéc, Mân Thít (Vĩnh Long), Ba Lai (Bến Tre), Trà Tân (Mỹ Tho) và kiểm soát nửa phía Tây Gia Định về hữu ngạn sông Tiền (tức là ba tỉnh Hà Tiên, An Giang, Vĩnh Long).
Cuối năm 1784, đô uý Đặng Văn Trấn từ chiến trường về Quy Nhơn báo cáo tình hình Gia Định. Bộ chỉ huy quyết định cử Nguyễn Huệ đem thuỷ quân vào Nam tổ chức phản công, nhanh chóng quét sạch quân Xiêm-Nguyễn ra khỏi đất Gia Định. Nguyễn Huệ dùng thuyền chiến vượt biển vào Gia Định khoảng đâu tháng giêng 1785, đóng quân và đặt sở chỉ huy tại Mỹ Tho.
Nguyễn Huệ biết ràng so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch. Kể cả quân của Trương Văn Đa, Nguyễn Huệ chỉ có khoảng 2 vạn quân trong khi địch có năm vạn quân không kể quân bản bộ của Nguyễn ánh. Yêu cầu là đánh nhanh giải quyết nhanh. Với số quân mấy nghìn người, Trương Văn Đa phải tạm thời rút lui, nhưng vẫn giữ những vị trí quan trọng như Mỹ Tho, Gia Định, vừa rút vừa đánh và cố gây tổn thất cho địch.
Trong trận Mân Thít, quân Trương Văn Đa đã giết Bình tây đại đô đốc của Nguyễn Ánh là Chu Văn Tiếp, làm bị thương tướng Xiêm là Thái Xi Đa. Trong trận đánh đồn Ba Lai và Trà Tân, quân Trương Văn Đa còn giết chết tướng Đặng Văn Lương của Nguyễn Ánh. Để tăng thêm chủ quan cho địch, Nguyễn Huệ dùng một người Chân Lạp làm sứ giả đem vàng bạc, gấm vóc đến gặp chủ tướng của quân Xiêm xin giảng hoà.
Tân triều (tức Tây Sơn – TG) và cựu triều (tức Nguyễn Ánh – TG) nước tôi tranh nhau lãnh thổ và nhân dân không thể cùng đứng với nhau được. Nước tôi cùng nước Xiêm cách trở xa xôi, trâu và ngựa không đánh hơi nhau được, chẳng hay vương tử (chỉ Chiêu Tăng là cháu của vua Xiêm – TG) đến chốn này làm gì. Chi bằng hai nước chúng ta hoà hiếu với nhau. Sau khi xong việc, nước tôi sẽ y lệ hiến cống. Như thế có phải là được lợi lâu dài không? Vậy việc cứu chúa (chỉ Nguyễn Ánh – TG) nước tôi để mặc chúng tôi lo liệu, xin vương tử đừng có giúp đỡ” .
Với những trận đánh nhử, bề ngoài lơ là của quân lính và nhất là kịch bản giảng hoà đồng thời giữ vững khí thế của quân ta, Nguyễn Huệ đã chuẩn bị chu đáo tinh thần quyết chiến của quân ta.
Về địa bàn phục kích, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng nắm được địa hình và nghiên cứu kế hoạch bố trí quân và quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho giữa Mỹ Tho và Trà Tân. Quân Xiêm đang đóng ở Trà Tân cách Mỹ Tho khoảng hai mươi cây số. Ý đồ của chúng là từ Trà Tân tiến chiếm Mỹ Tho, như thế phải đi qua đoạn sông Mỹ Tho. Giữa Mỹ Tho và Trà Tân có hai sông nhỏ đổ vào sông Mỹ Tho là Rạch Gầm và Rạch Xoài Mút cách nhau khoảng bảy cây số. Cửa đổ ra sông của hai rạch đều rộng lại nhiều cỏ lác và cây bần (một loại cây nhỏ mọc ở địa phương) rất thuận lợi cho việc giấu quân. Đối diện hai rạch là cù lao Thới Sơn và cù lao Hộ. Thế trận bày ra đã rõ: thuỷ quân ở hai rạch sẽ chặn đầu, khoá đuôi đại bác ta sẽ bắn vào những tên nào muốn đổ bộ lên hai cù lao.
Đêm ngày mồng 9 tháng chạp (tức là 19 tháng 1 năm 1785) địch dời Trà Tân tiến về Mỹ Tho theo sông Mỹ Tho. Quân Nguyễn Huệ đã sẵn sàng: thuỷ quân giấu ở hai rạch, bộ binh và pháo bố trí trên bờ sông và cù lao. Một số chiến thuyền của ta vẫn bố trí ở Mỹ Tho để nghi binh.
Chiêu Tăng, Chiêu Sương đã huy động toàn bộ lực lượng thuỷ quân và một bộ phận bộ binh. Quân bản bộ của Nguyễn Ánh cũng tham gia cuộc tiến công. Nguyễn Ánh đi đầu với các tướng thân cận phòng khi bất trắc thì còn kịp tháo chạy. Y còn bố trí sẵn thuyền ở Long Hồ (Vĩnh Long) để đón Nguyễn Ánh khi cuộc tiến công bị thất bại.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Huệ, quân ta để đoàn hơn ba trăm chiếc thuyền của Xiêm lọt vào trận địa mai phục, đầu đến Rạch Xoài Mút đuôi đến Rạch Gầm lúc rạng sáng 19 tháng 1 năm 1785 thì hai mũi thuỷ quân đổ ra đánh, chia cắt đoàn thuyền. Trong khi đó đại bác trên bờ và cù lao Thới Sơn tập trung bắn vào các thuyền. Đội hình quân địch rối loạn. Toàn bộ thuyền chiến hơn ba trăm chiếc kể cả thuyền của quân Gia Long bị đắm hay phá huỷ.
Trận đánh kết thúc rất nhanh và đạt kết quả to lớn. Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng một số quân lên được bờ Bắc chạy về phía Campuchia để về Xiêm. Số tàn quân chạy tán loạn độ vài nghìn.. Theo Vũ Thế Dinh, số quân còn lại là hơn một vạn 2.
Về phía quân Gia Long, viên cai cơ chỉ huy quân thuỷ chết tại trận. Chủ tướng của quân Gia Long là Lê Văn Quân vừa chạy vừa thu tàn quân, lúc sang tới tới xiêm còn sáu trăm quân. Nguyễn ánh cùng một số tướng tá chạy đến Trấn Giang (Cần Thơ) đi thuyền ra Hà Tiên rồi các đảo Thổ Chu, Cổ Cốt, từ đó sang Xiêm. Số quân bản bộ của Nguyễn ánh chạy thoát sang Xiêm là hơn tám trăm người (trước trận đánh là ba, bốn nghìn).
Như vậy quân Xiêm mất gần bốn vạn người, tức là bốn phần năm tổng số quân Xiêm lúc vào trận, số quân Gia Long bị diệt hơn ba nghìn người. Quân Tây Sơn đã quét sạch địch ra khỏi đất Gia Định, thu hồi những vùng đất đã bị chiếm. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Trong bản dịch gửi quan lại, quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Quang Trung có quyền nói:
“Nơi đâu ta đã đem quân đến là quân thù đều bị đánh cho thất bại và tan tác. Nơi đâu ta đã mở rộng chiến trận là quân Xiêm và quân Thanh tàn bạo đều phải quy hàng” .
Sau trận này, Xiêm sợ Tây Sơn như cọp. Năm 1790 tại Bắc Kinh sứ ta gặp sứ Xiêm tại triều đình nhà Thanh, hai bên cùng dự yến tiệc với nhau trong gần hai tuần, đối xử với nhau bình thường. Ánh còn lưu lại Xiêm một thời gian để lo tổ chức lực lượng. Xiêm sợ can thiệp vào Việt Nam một lần nữa nhưng vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ khống chế Vương quốc Chân Lạp và đó là một chính sách dẫn tới sự đụng độ mới với Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Đối với phong kiếm Xiêm
Cũng như Đàng Trong, mối quan hệ của Xiêm với Đàng Trong họ cũng dựa vào lợi ích của mình, nhằm nâng cao việc buôn bán giữa hai nước. Nước Xiêm muốn giao thương với các nước Đông Bắc Á, cũng như Đàng Ngoài phải qua lãnh hải Đàng Trong, nên cũng có mối quan hệ nhất định với Đàng Trong. Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ này để nâng cao vai trò trong khu vực cũng như tranh giành ảnh hưởng chính với Đàng Trong là Chân Lạp.
Suy cho cùng Xiêm vẫn ở thế yếu so với Đàng Trong, chiến tranh không những đến từ một mặt phía Đông Chân Lạp, và một đối thủ rất nguy hiểm đến từ phía Tây, Tây Bắc là Miến Điện .Đã có 109 năm chiến tranh với Miến Điện ( 1549- 1766), về phía Miến Điện có 9 cuộc tấn công xâm lược Xiêm. Nay lai đối đầu với Đàng Trong, một quốc gia hùng mạnh trong khu vực không hề thua kém Miến Điện, những thiệt hại về người và của do chiến tranh gây ra vô cùng to lớn, làm cho đất nước bị suy yếu đi một phần, chính trị trong nước không ổn định, cát cứ khắp nơi, quá trình thống nhất đất nước gặp nhiều khó khăn và nhiều xương máu.
Đối với một số nước trong khu vực
Quan hệ giữa Đàng Trong- Xiêm đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các nước trong khu vực, đã biến Chân Lạp và Ai Lao trở thành chiến trường của Đàng Trong- Xiêm. Buộc các quốc gia này phải có chính sách hợp lý để không mất độc lập và chính sách này cũng phải dựa vào thời thế, hoàn cảnh cụ thể lúc mạnh yếu của Đàng Trong- Xiêm.
Năm 1603, Xiêm đã đưa Soryopor lên ngôi( 1603-1618). Soryopor tự xưng là chư hầu của Xiêm, áp đặt các nghi lễ của triều đình Xiêm. Sự phản ứng trong nước đã nổ ra. Năm 1618, Soryopor phải buộc thoái vị và nhường ngôi cho con là Chetta II(1618- 1628). Ông đã tuyên bố độc lập với Xiêm và khôi phục lại cách ăn mặc và nghi lễ Khome truyền thống. Ông đã dời đô về Oudong phía Nam Lovek. Để khôi phục lại ảnh hưởng của mình, Năm 1623 Xiêm lại mở hai cuộc tấn công Campuchia, nhưng đều bị hai anh em Chetta II đánh bại. Năm sau một cuộc tấn công bằng đường biển của quân Xiêm cũng thất bại.
Cuộc tấn công của Xiêm liên tiếp khiến Chetta II quay sanh nhờ chúa Nguyễn giúp đỡ. Chetta II đã cưới một công chúa người Việt – Ngọc Vạn – năm 1620 và liên minh với Huế chống Xiêm. Chetta II cho cúa Nguyễn lập các khu định cư ở Preykor (Sài Gòn sau này) để giữ an ninh. Năm 1658, hai người con của Outey là So và Angtan đã trốn thoát trong cuộc thảm sát, đã nổi dậy chống lại Chan, nhưng bị thất bại, họ tìm đến người vợ góa của Chetta II ở Huế, và đã làm trung gian nhờ chúa Nguyễn giúp đỡ.
Năm 1673, Angchei được vua Xiêm giúp chiếm lại Mộ Xoài. Chúa Nguyễn cho cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Đường Lâm vào đánh. Angchei thua chạy vào rừng và bị người trong phái giết chết. Chey Chetta IV (Nặc Thu) cho biên soạn và cải cách luật pháp, vì năm 1583 Xiêm đánh chiếm Lovek, thiêu hủy hết thư tịch.
Năm 1695, Chey Chetta IV thoái vị và đưa hoàng tử Outey lên ngôi, được 6 tháng thì Outey chết. Chetta lại lên làm vua. Ông thoái vị lần thứ hai vào năm 1699, trao ngôi cho hoàng tử Angem, nhưng sau đó năm 1701 bị phế truất, vì bị coi là thiếu năng lực. Chetta lên ngôi lần thứ 3. Năm 1702, ông lại thoái vị và đưa con mới 12 tuổi lên ngôi, ông làm phụ chính. Hai năm sau ông lại phế truất con và lên ngôi lần thứ 4 kéo dài đến năm 1706.
Việc vua thoái vị và lên ngôi liên tiếp đã gây ra tác hại rất lớn đến quyền lực của triều đình. Các hoàng tử bị phế truất trở thành các đối thủ tranh giành quyền lực, họ làm suy yếu đất nước, dẫn tới sự can thiệp nhiều hơn của nước ngoài. Năm 1722, quân Xiêm lại tiến hành các cuộc hành quân nhằm đưa Thommo Reachea trở lại ngôi vua. Với sức ép mạnh của quân Xiêm, Angem đã thay đổi thái độ, chấp nhận triều cống cho Xiêm. Xiêm đồng ý rút quân, đem theo cựu quốc vương và em trai là Angtong.
Trong thời kì này (1722- 1733) Campuchia rơi vào tình trạng hỗn loạn với một vua và 3 cựu quốc vương. Họ ra sức tranh thủ Xiêm và Việt Nam một cách thiếu suy xét. Năm 1738, Satha II mất ngôi vì cuộc đảo chính trong hoàng cung, họ gọi Xiêm giúp và đưa Thomm Reachea về nước (Nặc Thâm). Quân Xiêm tiến vào Korat, một đạo quân đi đường biển vào tỉnh Campot. Satha II chạy sang Việt Namcầu viện. Sau khi lên ngôi, Thommo lập tức mở chiến dịch trục xuất người Việt đến tận sông Mekong, nơi mà Huế đã bắt đầu mở rộng quyền lực của mình, Thommo chuyển hướng tấn công vào Mạc Cửu. Mạc Cửu đã qua đời năm 1735, con trai là Mạc Thiên Tứ được sự giúp đỡ của Huế đã đánh tan đội quân của Thommo.
Thommo chết năm 1747, con trai ông lên ngôi, nhưng ngay lập tức bị người em trai đầy tham vọng giết chết. Vua Xiêm là Taksin (Trương Quốc Anh) đòi người tiếm ngôi phải triều cống, nhưng bị Nặc Tha khước từ. Quân Xiêm từ Korat tiến đến đánh Siêm Reap và Battambang, xem đó là điều kiện để khôi phục nhà vua lưu vong, nhưng đến tháng 3 năm 1769 quân Xiêm đã bị đánh bại và rời khỏi Campuchia. Năm 1771, Xiêm lại đánh Hà Tiên và chiếm được, sau đó tiến lên Phnompenh, đánh bật Angtong (Nặc Tha) và thay thế bằng Angnon (Nặc Nộn). Đến năm 1772 với sự giúp đỡ của chúa Nguyễn, Angtong đã đánh bại quân Xiêm và chiếm lại thủ đô. Angtong cũng không giữ được lâu, bị quân Xiêm đánh bại và đưa người của mình lên (1773). Ngay sau đó Việt Nam đã tiềm cách giành lại quyền lực bằng cách đưa Nặc Ton lên làm vua. Năm 1774, Xiêm đưa Angeng (Nặc Vinh) lên ngôi ở Bangkok rồi đưa Angeng về Udong, nhân cơ hội này Xiêm đã kiểm soát các tỉnh Campuchia ở phía tây như Battambang, Sisophon và Korat. Xiêm đã lặng lẽ thôn tính các tỉnh này vào năm 1795. Có lẽ đây là cái giá mà Angeng phải trả cho Xiêm để phục hồi ngôi báu của mình.
Ai Lao đã không còn thống nhất mà đã phân thành tiểu quốc. Hai tiểu quốc mạnh nhất Vienchan và Luangprabang là đối thủ của nhau. Mỗi quốc gia đều bị suy yếu nghiêm trọng vì muốn tìm cách thôn tính lẫn nhau và nhờ sự giúp đỡ của các nước Miến Điện, Xiêm và Việt Nam.
Sài Ông Huế cho một đội quân đi đánh Xiêng Khoảng vì nước này không chịu nạp cống. Nhà vua bỏ chạy và người em lên thay thế. Nhưng khi quân Vienchan rút đi thì nhà vua cũ trở lại và chịu quy phục Vienchan.
Đối với các tỉnh phía nam Lào thì Sài Ông Huế ít thành công hơn. Chậu Soi, người cai trị ở đó từ năm 1713- 1747, đã có quan hệ tốt với Xiêm và Campuchia, nên Sài Ông Huế không dám đụng đến.
Năm 1735, Sài Ông Huế mất, con là Ông Long lên nối ngôi. Ông Long đã lớn tuổi và trị vì đất nước một cách hòa bình, ổn định trong 22 năm. Ông không tham gia vào các cuộc biến động ở Miến Điện, Xiêm, Luangprabang.
Năm 1755, quân Vienchan đánh Xiêng Khoảng vì không nạp cống. Xiêng Khoảng được Việt Namủng hộ và bắt hai bên phải đình chiến. ông Long rút quân về và mời vua Chompon và Xiêng Khoảng đến Vienchan hội đàm. Chompon sợ bị nưu nên 3 năm sau mới đến và Chompon bị bắt giam thật. Năm 1760, Việt Nam lại can thiệp buộc Ông Long phải thả Chompon ra, Ông Long đã y bệnh. Ông Long qua đời, con là Ông Boun, ủng hộ chính sách của Miến Điện, lúc đầu mọi việc đều tốt đẹp.
Năm 1774, vua Xiêm là Taksin muốn khôi phục lại quyền lực ở Lào, đã đem quân đánh Luangprabang do Miến Điện cai trị. Đáng ra Vienchan từ bỏ liên minh với Miến Điện, ủng hộ Luangprabang, thì lại liên minh với Miến Điện chống lại Xiêm, nên bị Xiêm đánh. Au vài tháng Vienchan bị bao vây, Vua Ông Boun phải trốn đi lưu vong. Vienchan rơi vào tay Xiêm.
Năm 1782, Ông Boun chính thức quy hàng Xiêm, sau đó ông được phép trở lại Vienchan và con trai ông là Chậu Nan được trao quyền cai trị vương quốc với tư cách là chư hầu của Xiêm.
Mối quan hệ Xiêm- Việt là yếu tố chính làm cho Chân Lạp suy yếu gần như mất độc lập. Trong hoàng tộc tranh giành ngôi vua giết hại lẫn nhau, nguyên nhân chính cũng xuất phát từ quyền lợi của Việt- Xiêm. Ai Lao đất nước không thông, ghét sự tranh giành giữa các tiểu quốc, đã đưa đến sự can thiệp của Miến- Việt- Thái, làm cho đất nước bị suy yếu nghiêm trọng. Tất cả cũng xuất phát từ quyền lợi giữa hai nước Việt- Xiêm.
Nhận xét mối quan hệ chính quyền Đàng Trong – Xiêm trong các thế kỉ XVII- XVIII
Về quan hệ Đàng Trong- Xiêm là mối quan hệ không giới hạn giữa hai quốc gia , liên quan đến bối cảnh quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, lục địa, địa bàn tranh chấp chủ yếu là hai nước Ai Lao, Chân Lạp trên bán đảo Đông Dương, mối quan hệ này là một trong những nguyên nhân dẩn đến sự suy yếu của Chân Lạp, Ai Lao và phải lệ thuộc vào Đàng Trong- Xiêm.
Các chúa Nguyễn đã khống chế được Xiêm trong việc tranh giành ảnh hưởng ở Chân Lạp, các vị vua và hoàng thân Chân Lạp do chúa Nguyễn phong hoặc theo chúa Nguyễn, đã được bên vực một cách đắc lực. Và hễ Xiêm có đem quân vào Chân Lạp thì chúa Nguyễn cũng không ngần ngại đem quân đến đây để tranh hùng. Mặc dù có sự tranh chấp về vấn đề Chân Lạp, các chúa Nguyễn và vua Xiêm, triều A Du Đà cũng như Trịnh Quốc Anh vẫn giữ hòa hảo, thường cử xứ giả qua lại, thư từ hoặc tang vật. Tài liệu còn ghi chép lại mấy bức thư trao đổi giữa triều đình Nguyễn và Xiêm. Qua đó, ta thấy các quan chúa Nguyễn vẫn giữ giọng đàn anh. Nhìn chung, vì lợi ích quốc gia của mình, hai nước cũng khẳng định vị thế và vai trò của mình trong khu vực, không một nước nào chịu thua nước nào.
KẾT LUẬN
Hiện nay bán đảo Trung Ấn với 6 quốc gia. Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc khu vực Đông Dương và Thái Lan, Mianma, Malayxia nằm phía tây bán đảo Trung Ấn. Trước thế kỉ XVIII, ở đây có đến hàng chục quốc gia với nhiều sắc tộc khác nhau. Với vị trí địa lý hoàn toàn cách xa nhau hàng ngàn dặm, không ai ngờ rằng, xung đot dẫn đến chiến tranh trực tiếp giữa hai nước Đại Việt và Xiêm mà trước đó buôn bán vẫn la mối quan hệ chính . Từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào tiếp quản Thuận Hóa, chúa Nguyễn đã dần dần mở rộng lãnh thổ về phía Nam( còn gọi là công cuộc Nam tiến), thôn tính Chiêm Thành, sát nhập Thủy Chân Lạp vào lãnh thổ để thư hùng chúa Trịnh Đàng Ngoài hình thành cục diện Đàng Trong- Đàng Ngoài. Bên kia bán đảo Trung Ấn một thế lực cũng đang hình thành từ hạ lưu sông Mê Nam, ban đầu là tiểu quốc Lavo, họ tiến lên thượng nguồn chiếm Sukhothay, Lanna,..và các tiểu quốc bán đảo Malaya với tên mới là Ayuthaya, sau là này là Xiêm. Với hai thế lực đang lên Đàng Trong và Xiêm (người Thái) và một cuộc đụng độ lịch sử bắt đầu xuất hiện.
Cuộc đụng độ này đã khiến các quốc gia nhỏ yếu vào vòng xoay thư hùng Đàng Trong – Xiêm, nó làm cho chính trị, kinh tế trong khu vực thêm phần suy yếu dẫn đến mất độc lập hay gần như lệ thuộc các quốc gia Ai Lao, Chân Lạp. Bản thân cuộc thư hùng của Đàng Trong- Xiêm dẩn đến quốc gia suy yếu phần nào, khởi nghĩa trong nước diễn ra dữ dội ở Đàng Trong, tạo thời cơ không nhỏ cho Miến Điện xâm lược Xiêm. Nhìn chung thế kỉ XVII-XVIII, là một thế kỉ đầy biến động, các nước có quan hệ chòng chéo lẫn nhau trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Đồng thời, thể hiện rõ chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu, điển hình là Ai Lao, Chân Lạp,..dẫn đến sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào khu vực giàu có với vị trí chiến lược bật nhất trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Huỳnh Lửa (chủ biên), Lê Quang Minh, Văn Năm, Nguyễn Nghi, Đồ Hữu Nghiêm (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, NXB TP. Hồ Chí Minh.
[2]. Lam Giang Nguyễn Quang Trứ, Vua Quang Trung, NXB thanh niên.
[3]. Lương Ninh (Chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục.
[4]. Lưu Văn Lộc (2000), Ngoại giao Việt Nam, NXB Công an nhân dân.
[5]. Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6]. Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và anh hùng dân tộc Quang Trung, NXB tổn hợp TP. Hồ Chí Minh.
[7]. Nguyễn Văn Nam (biên soạn), Tìm hiểu lịch sử các nước Đông Nam Á – Asean, NXB Hà Nội.
[8]. Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến chương loại chí.
[9]. Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kì, Đỗ Văn Nhung, Lịch sử Campuchia (1982), NXB Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp Hà Nội.
[10]. Trịnh Hoài Đức (bản chép tay của viện Khảo cổ Sài Gon), Gia Định thống chí.
[11]. Võ Kim Cương, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (2007), Tập chí nghiên cứu lịch sử.
[12]. Vũ Minh Quang (Chủ biên) (2008), Lược sử vùng đất Nam Bộ – Việt Nam, NXB Thế Giới.
Trích một phần luận văn : QUAN HỆ ĐÀNG TRONG-XIÊM THẾ KỈ XVII-XIII